ThS. Nguyễn Thị Huyền Trang[1]
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, tuồng (hay còn gọi là hát bội) đã hình thành và phát triển mạnh mẽ ở miền Bắc, miền Trung, sau đó lan nhanh đến miền Nam, “nghiễm nhiên là lương y của tâm hồn người dân Nam Bộ[2]”, “là nghệ thuật sân khấu hầu như duy nhất mà quan lại và nhân dân đều biết đến và có dịp thưởng thức qua các tuồng diễn bởi các đoàn hát bội ở các sân khấu trong rạp, ngoài trời hay các đình làng, chùa, miếu…[3], ngay cả ở các vùng hẻo lánh miền Tây Nam Bộ cũng có tuồng hát bội trình diễn. Ảnh hưởng của tuồng là như vậy nhưng cho đến nay không có nhiều người biết về tuồng, trong đó có các kịch bản tuồng, thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cần phải tìm hiểu, nghiên cứu về tuồng nói chung và các kịch bản tuồng nói riêng. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi đi vào giới thiệu cách phân chia thể loại kịch bản tuồng ở Nam Bộ, ở mỗi thể loại chúng tôi giới thiệu một số kịch bản tuồng đã được dịch ra chữ Quốc ngữ giúp bạn đọc có thể hình dung về hệ thống các kịch bản, thấy được một bộ phận văn học với nhiều tác phẩm có giá trị nhưng đã bị lãng quên, đồng thời cũng thấy được việc cấp bách cần nghiên cứu để trả lại cho tuồng Nam Bộ một vị trí xứng đáng trong nền văn học nước nhà.
[1] Giảng viên Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM.
[2] Chữ dùng của nhà thơ Bảo Định Giang, trích trong Mở đầu bài tựa Tìm hiểu nghệ thuật tuồng của Mịch Quang (sdd).
[3] Hát bội, đờn ca tài tử và cải lương, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỳ 20, Nguyễn Lê Tuyên, Nguyễn Đức Hiệp, Nxb. Văn hoá Văn nghệ TP. HCM, 2013, tr. 14.