Đoàn Lê Giang*

 Tóm tắt

Nhân năm 2022 Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu, bài viết này giới thiệu quá trình tiếp nhận tác phẩm của ông ở  Nam Bộ, ở toàn quốc Việt Nam và ở nước ngoài. Việc tiếp nhận ở đây chủ yếu tìm hiểu ảnh hưởng trong ca dao dân ca, cải biên trong các loại hình nghệ thuật khác và dịch thuật tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu ra tiếng nước ngoài. Nghiên cứu quá trình tiếp nhận ấy có thể thấy được đóng góp của ông đối với kho tàng văn hoá dân tộc và nhân loại.

Từ khóa: Nguyễn Đình Chiểu, Danh nhân văn hóa, Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa dân chết trận Cần Giuộc.

 

TRẦN THỊ KIM ANH

Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Chuyện này lâu nay không ai đề cập đến nữa bởi dường như các nhà nghiên cứu đều nhất trí với quan điểm phủ nhận bắt đầu từ cụ Vũ Tuân Sán: Chiêu Hổ không phải/ không thể là Phạm Đình Hổ(1). Kể cả cố PGS. Đào Thái Tôn, người có những nghiên cứu chuyên sâu về Hồ Xuân Hương cũng không có ý kiến khác.

Tôi nghiên cứu về Phạm Đình Hổ nên vẫn băn khoăn vấn đề này. Cũng như cụ Vũ Tuân Sán, ban đầu tôi cũng nghĩ, cái người đã tự bạch là “Dù có đem các tích truyện Nôm hoặc các trò cờ bạc ca múa rê ta thì ta cũng bịt tai lại chẳng muốn nghe. Ta đã học qua sử thư vậy mà chữ Nôm chẳng biết hết, câu ca bản đàn qua tai rồi lại chỉ nhớ láng máng…” (Vũ trung tùy bút) thì khó lòng mà thích được “cái kiểu” Hồ Xuân Hương.

Gần đây, tìm đọc được một số tài liệu liên quan đến Phạm Đình Hổ tôi lại có suy nghĩ khác.

Đoàn Lê Giang([1])

 VẤN ĐỀ TIỂU SỬ VÀ VĂN BẢN TÁC PHẨM PHAN VĂN TRỊ

Nếu không kể bài Gia Định thất thủ phú do Trương Vĩnh Ký sưu tầm và phiên âm ra quốc ngữ giới thiệu đầu tiên trong sách Saigon d’autrefois năm 1882 ghi là khuyết danh, cho đến nay vẫn chưa xác quyết của Phan Văn Trị thì bài Con rận thơ cũng do Trương Vĩnh Ký sưu tầm giới thiệu trên Miscellanées số 2 (tháng 6 năm 1889) được coi là bài mở đầu cho việc phiên âm, giới thiệu thơ Phan Văn Trị bằng chữ quốc ngữ. Như vậy cho đến nay được hơn 130 năm. 130 năm, với những cố gắng của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu mà thơ văn của ông càng ngày càng đến gần với độc giả, tên tuổi của ông càng ngày càng sáng trên bầu trời văn học - văn hóa Việt Nam.

Xia Lu (Hạ Lộ)*

Trương Tâm Nghi**

MỞ ĐẦU

Văn học Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ lâu dài và chặt chẽ, từ xưa đến nay, việc giao lưu văn học giữa hai nước đã rất thường xuyên. Đặc biệt là trước thế kỷ XX, vì là trung tâm của Vòng tròn văn hóa Đông Á, văn hóa và tác phẩm văn học Trung Quốc đã được truyền bá rộng rãi và ảnh hưởng sâu sắc đến với các nước láng giềng như Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Sau thế kỷ XX, văn học của Nhật Bản và Hàn Quốc lan sang Trung Quốc khá nhiều và hai bên có ảnh hưởng lẫn nhau. Cần phải nói rằng, trong suốt thế kỷ XX, việc giao lưu văn học rộng rãi giữa Trung Quốc và Việt Nam không kém với việc giao lưu giữa Trung Quốc và hai nước Nhật Bản, Hàn Quốc. Các tác phẩm văn học hiện đương đại Trung Quốc đã được dịch ở Việt Nam khá phong phú và đã nhận được nghiên cứu đáng kể trong cộng đồng học giả Việt Nam.

Thao Nguyen, SJ

 Marian devotion among Vietnamese Catholics and worship of the Goddess of Mercy, Quan Am or Guanyin (Chinese),1 among Vietnamese Buddhists, are two dominant forms of religious practice in Vietnam.2 Popular devotion to these female deities formed a special type of religiosity that has helped sustain the institutional religions and nurture the ethical and spiritual life of the followers. While Marian devotion helps Catholics sustain their faith in the difficult times as well as survive religious persecutions,3 devotion to Quan Am helps Vietnamese Buddhists cope with trying situations in their lives.4 Moreover, while devotion to Mary motivates Catholics to live out their ethical lives in a relationship with God and other human fellows, devotion to Quan Am helps Buddhists attain ethical and spiritual values, such as compassion, patience, mercy, and harmony.5 Similarly, Catholics look to Mary as an exemplar of compassion, humility, patience, peace, and charity.6 From a cultural perspective, devotion to Quan Am and Mary has been also strengthened by the in digenous Cult of the Mother Goddess interweaved with Vietnamese feminine cultural characteristics.7

Đoàn Lê Giang

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh,
TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tác giả liên hệ: Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Tóm tắt

Trong lời tựa bản dịch Kim Vân Kiều Thanh Tâm Tài Tử 金雲翹傳của Tô Nam Nguyễn Đình Diệm (Nha Văn hóa, Sài Gòn, 1971, tr.5) có đưa ra một nghi vấn là phải chăng Kim Vân Kiều 金雲翹傳 của Thanh Tâm Tài Tử “là của một nhà nho Việt Nam về sau đã dựa theo cuốn thơ Đoạn trường tân thanh mà soạn thảo, chứ không phải gốc ở bên Tàu.” Với thành quả sưu tầm, khảo cứu các văn bản còn nằm trong các văn khố trong và ngoài nước suốt mấy chục năm qua, vấn đề tưởng đã được giải quyết xong. Thế nhưng vấn đề ấy lại được đặt ra gần đây. Cùng với việc giới thiệu những tư liệu chúng tôi mới sưu tầm ở nước ngoài, bài viết này tổng thuật các thành tựu nghiên cứu trước nay về Kim Vân Kiều để một lần nữa giải quyết rốt ráo vấn đề nguồn gốc Truyện Kiều nêu trên.

Từ khóa: Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm Tài Nhân, Thanh Tâm Tài Tử, Nguyễn Du, Truyện Kiều.

Trở lại vấn đề nguồn gốc “Truyện Kiều”

(TTXVN) đã đưa tin, trong tuần trước, kỳ họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 đã thông qua danh sách về danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2022 – 2023. Và, cùng với 58 hồ sơ trên khắp thế giới, 2 thi sĩ của Việt Nam là Hồ Xuân Hương và Nguyễn Đình Chiểu đã có tên trong danh sách này.

TTO - Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ được yêu thích rộng rãi ở Việt Nam từ hơn 150 năm nay. Nhìn từ lý tưởng và sứ mệnh của UNESCO, chúng ta thử điểm lại những giá trị cụ Đồ đã góp cho hành trang của chúng ta, cho con cháu hôm nay và mai sau.