Vietnamese Culture and Literature
- Details
- Vietnamese Culture and Literature
- Hits: 1068
TS. Trần Thị Hoa
Tóm tắt
Về đặc điểm chung: Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia châu Á (Nhật Bản nằm ở Đông Bắc Á, Việt Nam ở Đông Nam Á). Trong quá khứ đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo và Phật giáo từ Trung Quốc, vào thời cận đại cũng tiếp thu văn hóa Cơ Đốc giáo từ phương Tây. Cả hai nước đều có tín ngưỡng bản địa riêng của mình (Nhật Bản thờ Thần Đạo Shinto, Việt Nam có tín ngưỡng thờ Mẫu).
Đôi điều cảm nhận về những nét tương đồng và dị biệt trong văn hóa Việt Nam và Nhật Bản
- Details
- Vietnamese Culture and Literature
- Hits: 1057
Thạc sĩ. Võ Thanh Hương
Nhóm sinh viên: Lee Ju Youn, Lee Sun Young, Lee Sul Ki,
Kim Jung Hun, Oh In Yeong, Ko Myung Hui, Jung Ho Jeon
Tóm tắt
Bài viết của chúng tôi đưa ra những điểm tương đồng và khác biệt về niềm tin tâm linh và những điều răn dạy trong ngũ giới của Phật giáo ảnh hưởng lên tư tưởng và cách sống của Phật tử hai nước Việt Nam và Hàn Quốc tại hai ngôi chùa Quảng Tế (Long Xuyên, An Giang) và chùa Dae Han Jeong Sa (chùa cho Phật tử Hàn Quốc tại TP HCM).
- Details
- Vietnamese Culture and Literature
- Hits: 964
ThS. Bùi Thị Duyên Hải
Tóm tắt
Chiếc áo dài là sản phẩm thuộc văn hóa vật chất của người Việt, giúp phân biệt với các tộc người khác ở Việt Nam cũng như với các tộc người khác trên thế giới. Áo dài đã trở thành một biểu tượng văn hóa của người Việt, là quốc phục của Việt Nam, được nhiều bạn bè quốc tế biết đến. Để có được như vậy, áo dài đã có những bước phát triển, đồng thời cũng có những bước thoái hóa do tác động của các yếu tố lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Bài viết chủ yếu đề cập đến quá trình biến đổi của chiếc áo dài nữ giới qua thời gian. Đồng thời, cũng nêu một số yếu tố tác động đến sự biến đổi của áo dài trong lịch sử như văn hóa, kinh tế, chính trị, lịch sử.
- Details
- Vietnamese Culture and Literature
- Hits: 940
TS. Nguyễn Thị Thanh Hà
Tóm tắt
Từ sau khi được công nhận là di sản quốc gia vào năm 1985 và di sản văn hóa thế giới vào năm 1999 Khu Đô thị cổ Hội An nói riêng, thành phố Hội An nói chung đã trở thành một đề tài nghiên cứu được sự quan tâm sâu sắc, rộng rãi của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau ở trong và ngoài nước. Phần lớn các nghiên cứu về Hội An đều thuộc chuyên ngành lịch sử, khảo cổ học hay kiến trúc,…
- Details
- Vietnamese Culture and Literature
- Hits: 1064
TS. Trần Thị Minh Giới
Tóm tắt
Sống cách biệt nhau cả về không gian lẫn thời gian và hoàn toàn không có bất kỳ mối liên hệ gì nhưng điều lạ lùng là tác phẩm của Rabelais và của Hồ Xuân Hương có rất nhiều điểm chung. Điều gì đã làm cho tác phẩm của họ có nhiều điểm gặp gỡ như vậy? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra câu trả lời bằng cách đi vào tìm hiểu ý tưởng và nghệ thuật trong tác phẩm của họ.
- Details
- Vietnamese Culture and Literature
- Hits: 1048
TS. Đinh Thị Dung
Tóm tắt
Biến đổi giá trị là một hiện tượng và là xu thế tất yếu trong thời gian văn hóa. Lễ hội Việt Nam nói chung là một giá trị quan trọng trong không gian văn hóa Việt Nam. Theo vận động và phát triển của lịch sử lễ hội Việt Nam cũng phải có những biến chuyển nhất định, để phù hợp với nội dung và tính chất của thời gian lịch sử - văn hóa. Đó chính là một trong nhiều nguyên nhân làm cho môi trường lễ hội Việt Nam, đã và đang hấp dẫn thu hút nhiều ngành phát triển, cũng như góp phần tăng cường hội nhập và giao lưu văn hóa thế giới trong bối cảnh hiện đại.
Lễ hội Việt Nam - nhìn từ góc độ thích ứng và hội nhập văn hóa
- Details
- Vietnamese Culture and Literature
- Hits: 1893
Thạc Sĩ, Phan Thái Bình
Tóm tắt
Việt Nam và Hàn Quốc là hai nền văn hóa gần nhau chứ không phải tương đồng. Ở hai nền văn hóa này tồn tại rất nhiều hiện tượng có hình thức bề ngoài giống nhau nhưng thực chất lại khác nhau, thậm chí có khi hoàn toàn trái ngược. Sự khác biệt văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc nằm ở tầng sâu do thuộc hai loại hình văn hóa khác nhau.
- Details
- Vietnamese Culture and Literature
- Hits: 936
PGS.TS.Nohira Munehiro
Cái hại của học thuật tay ngang
(Lời phi lộ cho bài “Một giả thiết khác về hành trình đi sứ của Nguyễn Du năm 1813 - 1814” của TS.Nohira Munehiro)
Gần đây có loạt bài viết của tác giả tên là Phạm Trọng Chánh về việc Nguyễn Du từng đi Trung Quốc trước chuyến đi sứ 1813-1814. Ông ấy cho rằng Nguyễn Du đã "vân du" đến nhiều nơi khác ngoài con đường đi sứ ra. Ông nói khơi khơi vậy, cứ làm như ngày xưa muốn đi thì đi dễ dàng. Cụ Nguyễn không thèm biết tiếng Hoa, đường đi Trung Quốc xa xôi dặm thẳm, tiền không có, mà chẳng có "công ty du lịch" nào biết đến cụ để đưa cụ đi chơi miễn phí, thế thì cụ đi làm sao? Câu chuyện hoang đường ấy của Phạm Trọng Chánh thế mà được khối người tin, nhất là nghiên cứu sinh, học viên cao học.