(PGS.TS. Lê Giang (Đoàn Lê Giang), Bình luận văn học, niên san 2015, tr.16-21)

Tóm tắt

Bài viết đi tìm những những giá trị lớn lao, lâu dài trong thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đồng thời đặt ra những vấn đề còn phải tiếp tục nghiên cứu, lý giải về thân thế và sự nghiệp của ông.

Từ khóa: thơ chữ Hán Nguyễn Du, Truyện Kiều, nghiên cứu Nguyễn Du…

(PGS. TS. Đoàn Lê Giang, Chuyên san Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4 - 2015)

            Trong các bài giảng và công trình nghiên cứu của mình, Giáo sư Trần Đình Hượu thường sử dụng khái niệm “Nhà nho tài tử” để nghiên cứu về Nho giáo và văn học trung cận đại Việt Nam. Khái niệm ấy được nhiều người tiếp tục sử dụng, nhưng cũng có nhiều người phản đối, vì cho rằng nó tư biện, thậm chí là một khái niệm giả. Trong bài viết này chúng tôi muốn làm rõ khái niệm ấy về nguồn gốc, những nội dung chính và ý nghĩa của việc sử dụng khái niệm nhà nho tài tử trong việc nghiên cứu văn học Việt Nam nói riêng và văn học Đông Á nói chung.

(PGS.TS. Lê Giang (Đoàn Lê Giang), Tạp chí ĐH Sài Gòn, Bình luận văn học, Niên giám 2012)

  1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp

Nguyễn Thị Manh Manh tên thật là Nguyễn Thị Kiêm, có nhiều bút hiệu như: Manh Manh, Myn, Nguyễn Văn Myn, Lệ Thủy…, sinh năm 1914 tại tỉnh Gò Công. Cha là tri huyện Nguyễn Đình Trị, một nhà báo có tiếng đương thời. Nguyễn Thị Kiêm lúc nhỏ học ở Gò Công, sau lên Sài Gòn học trường Trường trung học thiếu nữ bản xứ (Collèges des Jeunes filles Indigènes), tức trường Collèges des Jeunes filles Annamites de Saigon/ Trường nữ Trung học Annam Sài Gòn([i]).

PGS.TS. Lê Giang (Đoàn Lê Giang)

Tham luận đọc tại Hội thảo Phong trào Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn - 80 năm nhìn lại  

Với bài Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ đăng trên Phụ nữ tân văn số 122 (10/3/1932), Phan Khôi đã tuyên chiến công khai với Thơ cũ. Mở đầu ông kể lại duyên do ông làm bài thơ theo lối mới này:

“Mới đây, tôi có được gặp ông Phạm Quỳnh ở Sài Gòn. Trong khi nói chuyện, ông nhắc đến mấy bài Trúc chi từ của tôi đã làm trên sông Hương khi gặp người bạn cũ là ông Nguyễn Bá Trác ở ngoại quốc mới về; ông Phạm tỏ ý khen mấy bài đó và nói chính mình đã dịch nó ra tiếng Pháp. Sau hết, ông khuyên tôi nên giữ cái thái độ ngâm thơ như hồi đó thì hơn.”

PGS.TS. Lê Giang (Đoàn Lê Giang)

Văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối TK.XIX đến 1945 là một bộ phận máu thịt của văn học dân tộc. Trong khoảng hơn nửa thế kỷ từ khi hình thành cho đến 1945, vùng văn học này đã có một đời sống rất sôi nổi với hàng trăm cây bút và hàng mấy trăm tác phẩm, cuốn hút hàng triệu độc giả, và đã để lại những vết son không phai mờ trong ký ức của  nhiều người, nhất là những người lớn tuổi ở Nam Bộ. Nhưng từ sau 1945 văn học quốc ngữ Nam Bộ có một thời khá dài bị giới nghiên cứu phê bình quên lãng, ít  được ai nhắc tới, hoặc chỉ được biết tới với vài ba gương mặt nổi bật: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Hồ Biểu Chánh… Sở dĩ có tình trạng ấy có thể vì những nguyên do sau đây:

T.S. Trần Thị Mai Nhân

  1. Mở đầu

Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã làm thay đổi “diện mạo” của thế giới nhưng cũng đặt thế giới trước những thách thức lớn lao, cần có sự đồng thuận quốc tế cao về các mục tiêu phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa. Vì vậy, các nhà khoa học trên thế giới đã hướng sự quan tâm đến các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH & NV).

T.S. Trần Thị Mai Nhân

  1. Mở đầu

Từ thưở hồng hoang, loài người đã biết sử dụng đá để phục vụ cho đời sống. Và một sự thật hiển nhiên là trước khi bước vào giai đoạn đồ kim khí, lịch sử phát triển của xã hội loài người từng trải qua thời kỳ “đồ đá”.

PGS.TS. Lê Giang (Đoàn Lê Giang)

Hiện nay, Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản đều dùng chung từ “văn học” (cách đọc Trung Quốc: wénxúe, cách đọc Nhật Bản: bungaku)với hàm nghĩa tương đương với từ literature trong tiếng Anh và những từ cùng gốc trong một số tiếng nước khác. Tuy nhiên, ngoài từ “văn học” ra, người ta còn sử dụng nhiều từ khác nữa như: văn, thơ văn, văn chương …