Huỳnh Vĩnh Phúc 
Tiến sĩ, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ.
Nguyễn Thị Kim Phượng
Tiến sĩ, Trường Đại học KHXH & NV, ĐHQG-HCM.
Morimoto Taisei
Sinh viên, Đại học Osaka Nhật Bản.

  1. Vận động nữ quyền tại Trung Quốc và Nhật Bản trong bối cảnh chuyển biến từ truyền thống sang hiện đại của Đông Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
    • Vận động nữ quyền tại Trung Quốc

Nửa cuối thế kỷ XIX, các nhà tư tưởng Trung Quốc Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng, Nghiêm Phục sau khi tiếp thu tư tưởng “Nhân quyền thiên phú” (天赋人权) của Phương Tây đã dùng tư tưởng này để quan sát và phân tích vấn đề phụ nữ của Trung Quốc, làm nảy sinh những tư tưởng nam nữ bình đẳng mang màu sắc lý tính. Khang Hữu Vi trong Đại đồng thư (大同书) viết rằng: con người do trời sinh ra có thân thể tất có quyền, người xâm phạm quyền đó là xâm phạm thiên quyền, người bỏ quyền đó là người mất thiên chức. Nam và nữ tuy thân thể khác nhau, nhưng cũng đồng là quốc dân, do đó mỗi bên đều có nhân quyền: tự lập, tự chủ, tự do, và nam nữ bình đẳng là điều kiện để thực hiện thế giới đại đồng (Hà Lê Bình (1997): 85).

Đoàn Lê Giang

Việc nghiên cứu về Việt Nam ở Nhật Bản khá sớm, từ đầu thập niên 1930 đã có rải rác một số công trình. Đến thập niên 1940 thì số bài viết, sách du ký, sách dịch và nghiên cứu về Việt Nam tăng lên nhiều. Trong bối cảnh ấy, văn học Việt Nam cũng được nghiên cứu, giới thiệu và dịch thuật ở Nhật Bản với số lượng khá phong phú. Từ đầu thập niên 1960 đến nay, văn học Việt Nam được dịch, nghiên cứu, giới thiệu ở Nhật Bản với số lượng lớn và có hệ thống, đưa Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia nghiên cứu văn học Việt Nam hàng đầu trên thế giới.

Tác giả: Bùi Trân Phượng

Khi nói đến truyền thống văn hóa Việt Nam liên quan đến vị thế người phụ nữ trong xã hội, nhiều người nghĩ đến Nho giáo, thậm chí Tống Nho. Có ít nhất hai lý do chính. Thứ nhất, Nho giáo là bộ phận cấu thành của văn hóa Việt qua nhiều thế kỷ từ Bắc thuộc đến các triều đại độc lập và mãi đến ngày nay. Thứ hai, khi người phương Tây đến Việt Nam vào thời cận đại (thế kỷ 16-17) nước Việt thời đó đang độc tôn Tống Nho trong khoa cử; nên đó là hiện trạng được nhiều nhà quan sát phương Tây chứng kiến và ghi chép lại.

Huỳnh Như Phương

MỞ ĐẦU

Khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc với chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954) và việc ký kết Hiệp định Genève (20-7-1954), đất nước Việt Nam vẫn chưa được thống nhất như ước nguyện của người dân. Hiệp định này quy định lực lượng kháng chiến của Việt Minh và lực lượng của Pháp, vốn ở thế đan cài giữa nông thôn, rừng núi, đô thị, phải đình chiến và tập kết ở hai miền, lấy ranh giới là vĩ tuyến 17, trong khi chờ hai năm sẽ hiệp thương bầu cử để thống nhất đất nước.

Phạm Xuân Nam

Lịch sử Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến trước Chiến tranh thế giới thứ Nhất có thể được chia thành hai giai đoạn nhỏ: Từ năm 1858 đến năm 1896 là giai đoạn thực dân Pháp lần lượt thôn tính toàn bộ nước ta, rồi tiếp đó tiến hành công cuộc “bình định” để củng cố ách thống trị của chúng. Từ năm 1897 đến năm 1913 là giai đoạn chính quyền thực dân bắt đầu mở cuộc khai thác thuộc địa quy mô lớn để vơ vét sức người và tài nguyên thiên nhiên của nước ta, hòng mãi mãi kìm hãm nhân dân ta trong vòng nô lệ.

Vũ Anh Tuấn

Tôi gặp cuốn sách này lần đầu tiên năm tôi 20 tuổi và người giới thiệu nó với tôi không ai khác hơn là Cụ thân sinh ra tôi. Một hôm Cha tôi lấy từ trong tủ sách, mà cụ để riêng những cuốn sách Cụ quý và đánh giá cao, cuốn Connaissance du Vietnam này và bảo tôi: “Con hãy chịu khó đọc ngay cuốn này, con đã 20 tuổi và đã biết khá Pháp văn, hãy đọc cuốn này để có một hiểu biết căn bản về quê hương, đất nước và đồng bào của con. Tuy các tác giả là hai người Pháp nhưng những gì họ biết về dân ta rất ư là phong phú, rất đáng để chúng ta sử dụng và tham khảo.”

Tác giả: Vũ Đức Liêm

“Trẫm vâng mệnh sáng (minh mệnh) ở trời, chịu mệnh sáng (minh mệnh) ở hoàng khảo [Gia Long], vậy lấy năm nay là năm Canh Thìn, làm Minh Mệnh nguyên niên [năm thứ nhất] để chính tên hay, rõ mối lớn” (Đại Nam Thực lục [ĐNTL], đệ nhị kỷ [II], 1: 4a). Đó là lời tuyên bố của vị vua thứ hai triều Nguyễn vào năm 1820, giải thích về niên hiệu của mình và tìm kiếm những kết nối thần thánh, thiên mệnh, và chính thống cho ngai vàng. Tuy nhiên không phải ai ở Huế vào thời điểm đó cũng chia sẻ điều này với nhà vua, nếu không nói đến sự hoài nghi bao trùm một số lớn quan chức cả Việt và Pháp, và dân chúng. Đó là một trong những câu chuyện bị lờ đi, hay cố tình làm giảm tính chất nghiêm trọng của nó trong các diễn trình lịch sử ở Huế đó có thể được gọi tên: ‘cú shock Minh Mệnh’.

Nguyễn Văn Sâm

(Victorville, CA, Mùa Noel, Dec. 15-31, 2016)

Nguyễn Văn Sâm phiên âm theo bản Nôm do nhà Kim Ngọc Lâu 金玉楼 giữ bản gỗ, khắc in năm Ất Hợi (1875) người Minh hương sống ở tỉnh Gia Định là Duy Minh thị 惟明氏soạn thành truyện, nhà phát hành Hòa Nguyên Thạnh Điếm 和源盛店ở Chợ Lớn nhập và phân phối ở Việt Nam . Bản khắc gỗ thực hiện bên Tàu, tại tỉnh Việt Đông 粤東, xứ Phật Trấn 佛鎮 (Quảng Đông).