Trần Nghĩa
Sách Hán Nôm của ta, những thư tịch và tài liệu bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm chủ yếu do người nước ta soạn thảo từ 1945 trở về trước, vì nhiều nguyên nhân phức tạp, một bộ phận đã tản lạc ra nước ngoài. Nguyện vọng chung của giới nghiên cứu Hán Nôm trong nước cũng như ngoài nước là làm sao để toàn bộ số sách Hán Nôm này sớm quy về một mối, vì lợi ích khoa học.
Trước khi đạt tới một tình hình lý tưởng như vậy, suốt nhiều năm qua, đã có những nổ lực nhằm sưu tầm, kiểm kê, giới thiệu số sách Hán Nôm hiện tàng trữ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là ở Nhật, ở ý, ở Pháp.

Trần Nghĩa
1. Kho sách Hán Nôm của ta

Trong những di sản do tổ tiên để lại, kho thư tịch Hán Nôm có một bộ mặt riêng, một vị thế riêng, một tầm quan trọng riêng.

 Ra đời chủ yếu từ 1945 trở về trước, kho thư tịch Hán Nôm bao gồm các sánh và tài liệu ghi bằng chữ Hán, Chữ Nôm, hoặc kết hợp cả Hán lẫn Nôm, trên giấy, trên vải,trên gỗ, trên đá, trên đồ đồng, đồ sứ, đồ gốm, gạch, ngói, phim, kính… Sách, khoảng 15000 cuốn, chia ra làm các loại: Hán, Nôm Hán - Nôm (Nếu lấy mặt chữ làm tiêu chuẩn); kinh, sử, tử, tập, Phật, đạo, thần sắc, thần tích, thần phả, tộc phả, gia phả, tục lệ, địa bạ, địa chí, cổ chí, xã chí… (Nếu lấy nội dung làm tiêu chuẩn). Tài liệu còn nhiều hơn thế nữa, với trên 30.000 đơn vị, gồm phim, kính, ảnh, vi phim, bản rập lại các bài văn bản bản khắc trên bia đá, chuông đồng, khánh đá, cột mốc, biến gỗ…

TRỊNH KHẮC MẠNH
Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Trong nhiều năm qua, cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm đi nghiên cứu trao đổi khoa học và học tập ở nước ngoài đã chú ý đến tư liệu Hán Nôm, có nhiều công trình và bài viết bàn về thư mục Hán Nôm Việt Nam hiện đang lưu giữ ở nước ngoài. Trước hết có thể kể đến bộ Di sản Hán Nôm - Thư mục đề yếu do PGS. Trần Nghĩa và Giáo sư François Gros đồng chủ biên (Nxb. KHXH, H. 1993); bộ Thư mục chủ yếu giới thiệu các sách Hán Nôm mang ký hiệu A, AB, AC, VH, VN, HV tại kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm, trong đó có một số sách mới sưu tầm thêm từ 1979 đến 1987 và đã giới thiệu các phông Hán Nôm thuộc Viện Viễn đông Bác cổ Pháp mang ký hiệu Paris EFEO, Thư viện Quốc gia Paris mang ký hiệu Paris BN, Thư viện Hiệp hội Á Châu mang ký hiệu Paris SA, Thư viện Trường Sinh ngữ Phương Đông mang ký hiệu Paris LO, Thư viện Bảo tàng Guimet mang ký hiệu Paris MG.

Masaaki SHIMIZU, ĐH Osaka, Nhật Bản

Không ai có thể phủ định ngành nghiên cứu lịch sử ngữ âm tiếng Việt với tư cách là một lĩnh vực Việt ngữ học cận hiện đại đã được bắt đầu với công trình nghiên cứu Etudes sur la phonétique historique de la langue annamite. Les initiales (1912) của Henri Maspero. Việc nghiên cứu lịch sử ngữ âm tiếng Việt gặp nhiều khó khăn hơn so với tình hình nghiên cứu này trong tiếng Hán, ví dụ như công trình của Bernhard Karlgren (1915-1926).

Nguyễn Tô Lan

Viện Nghiên cứu Hán Nôm Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Thư tịch cổ Việt Nam bao gồm hai phần chủ yếu là thư tịch chữ Hán và thư tịch chữ Nôm (bên cạnh đó có môt phần thư tịch được biên chép theo ngôn ngữ của các dân tôc thiểu số như chữ Nôm Tày v.v...) vốn được coi là cơ sở cơ bản của văn hiến dân tôc. Người đời sau muốn tìm hiểu ngọn nguồn cũng như muốn phát huy văn hóa dân tôc đều phải tìm đến các kho tàng sách được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Chính vì vây, những tư liệu lấy sách vở cổ của dân tôc là đối tượng nghiên cứu chính có môt  vị trí rất quan trong như là cơ sở tư liệu đầu  tiên và quan trọng cho bất kỳ hoạt đông nào.

Thư tịch Nôm trong các thiên kinh tịch chí Hán Nôm Việt Nam

Lê Minh Khải

Từ lâu tôi đã biết rằng Thư viện Đại học Yale lưu giữ tư liệu từ bộ sưu tập cá nhân của học giả người Pháp Maurice Durand, tuy nhiên, hôm nay tôi vừa mới biết rằng một số trong các tư liệu đó đã được số hoá, và giờ đây đã có trên mạng.

John Balaban,
Đại học quốc gia Bắc Carolina, Raleigh

Hồ Xuân Hương sinh ra vào cuối triều Lê (1592-1788), một thời kì đầy những biến loạn xã hội và tai biến. Gần 900 năm đã trôi qua từ khi Ngô Quyền đánh đuổi người Tầu để lập lại nền độc lập cho Việt Nam, dẫu sao đi nữa, trật tự xã hội vẫn theo khuôn mẫu triều đình Trung Hoa và hệ thống quan lại của nó. Đến cuối thời Lê, trật tự xã hội theo Khổng Tử đã thoái hoá và bở vụn. Ở miền Bắc, phe cánh đầy uy quyền của chúa Trịnh đã khống chế vua Lê và triều đình thời đó tại Thăng Long, đồng thời chúa Trịnh tiến hành chiến tranh với nhà Nguyễn, vốn có triều đình tại phía Nam Huế và được hỗ trợ bởi vũ khí Bồ đào nha và quân Pháp do các nhà truyền giáo thuộc địa tuyển mộ.

THU HẰNG
Tháng 6/2017

Nghiên cứu về Việt Nam được người Pháp chú ý ngay từ thế kỷ XVII, bắt đầu từ các nhà truyền giáo dòng Tên để phục vụ công việc đến các nhà thực dân trong công cuộc xâm chiếm Việt Nam. Kể từ đầu thế kỷ XX, ngành Việt Nam học phát triển cùng với sự thành lập của trường Viễn Đông Bác Cổ (Ecole française d’Extrême-Orient, EFEO) nhằm mục đích nghiên cứu các nền văn minh phương Đông với các chủ đề chính là nghiên cứu văn khắc, khảo cổ học và ngôn ngữ. Ít nhiều đi theo hướng này còn phải kể đến Viện Quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Phương Đông (Inalco, trước là Langues’O).