Vietnamese Culture and Literature
- Details
- Vietnamese Culture and Literature
- Hits: 891
TS. Trần Trọng Dương Viện NC Hán Nôm
Việt Nam cũng như các nước Nhật Bản, Triều Tiên và Hàn Quốc trong quá trình giao lưu, tiếp xúc với văn hoá Hán, đã sử dụng chữ Hán và tiếng Hán trong một thời gian rất dài. Ở Việt Nam, chữ Hán có mặt từ sớm, có thể kể từ những thế kỷ trước Công nguyên. Từ năm 939 trở về sau, khi Việt Nam giành được độc lập, chữ Hán vẫn được thịnh hành và khẳng định vị trí quan trọng của nó trong đời sống chính trị, văn hoá, xã hội của người Việt.
- Details
- Vietnamese Culture and Literature
- Hits: 965
Nguyễn Dư
Kèm nhèm quốc ngữ, lang sa
Nôm na mờ tỏ, nhẩn nha kiếm tìm…
Mời các bạn dạo chơi vườn hoa Văn học dân gian Việt Nam, cùng đi tìm đạo Phật trong đời sống của người xưa.
- Details
- Vietnamese Culture and Literature
- Hits: 903
Trịnh kim Chi
Nguyên GV Đại học Văn hóa Hà Nội
Lời tác giả: Có những tài liệu ra đời cách đây trên dưới 100 năm, như những thư mục ở Việt Nam thời Pháp thuộc mà ngày nay chúng vẫn còn giá trị nhất định. Song những thư mục trên lại nằm rải rác ở nhiều nơi và bị thất lạc nhiều phần. Vì vậy, chúng tôi đã tra cứu, ghi chép, tập hợp những thông tin khái quát về chúng, mong ít nhiều giúp độc giả và cán bộ Thông tin-thư viện, những người quan tâm đến chúng có được những tư liệu chính xác về đề tài, tác giả, nội dung chính của các công trình thư mục quan trọng này.
- Details
- Vietnamese Culture and Literature
- Hits: 728
Bùi Văn Chất (phiên âm, khảo cứu)
Hai bản Kiều: Bản A, “Bản Cổ Nhất - Khắc in năm 1866, gia bảo của Cụ Thị, Dinh Chu, Đại Đồng, Thanh Chương, Nghệ An, do Nguyễn Khắc Bảo - Nguyễn Trí Sơn phiên âm và khảo đính 10 bản Kiều Nôm cổ, Nhà xuất bản Nghệ An, ấn hành năm 2004 và Bản B, bản “ Kim Vân Kiều tân truyện”, một “Thi phẩm Viêt Nam” mà Abel des Michels, giáo sư trường Ngôn ngữ Phương Đông hiện đại, dịch sang tiếng Pháp và phát hành làn đầu, do Nhà xuất bản Hiệu sách Á Châu, Trường Ngôn ngữ Phương Đông hiện đại, dường Bonaparte, 28, Pari, ấn hành năm 1884, hiện có trong Kho Sách xưa của Trường Đại học Yale - Mỹ Nhìn nét chữ Nôm, bản B là bản chép tay bằng bút thép, chữ chân phương nhưng không có dáng chữ của nhà Nho ta thuở trước.
- Details
- Vietnamese Culture and Literature
- Hits: 809
Bùi Văn Chất (phiên âm, khảo cứu)
Hai bản Kiều: Bản A, “Bản Cổ Nhất - Khắc in năm 1866, gia bảo của Cụ Thị, Dinh Chu, Đại Đồng, Thanh Chương, Nghệ An, do Nguyễn Khắc Bảo - Nguyễn Trí Sơn phiên âm và khảo đính 10 bản Kiều Nôm cổ, Nhà xuất bản Nghệ An, ấn hành năm 2004 và Bản B, bản “ Kim Vân Kiều tân truyện”, một “Thi phẩm Viêt Nam” mà Abel des Michels, giáo sư trường Ngôn ngữ Phương Đông hiện đại, dịch sang tiếng Pháp và phát hành làn đầu, do Nhà xuất bản Hiệu sách Á Châu, Trường Ngôn ngữ Phương Đông hiện đại, dường Bonaparte, 28, Pari, ấn hành năm 1884, hiện có trong Kho Sách xưa của Trường Đại học Yale - Mỹ Nhìn nét chữ Nôm, bản B là bản chép tay bằng bút thép, chữ chân phương nhưng không có dáng chữ của nhà Nho ta thuở trước.
- Details
- Vietnamese Culture and Literature
- Hits: 880
Bài của Đoàn Lê Giang
Việt Nam có một truyền thống ẩm thực lâu đời và phong phú. Nhiều đặc sản tùy theo vùng miền, miền nào cũng có. Bắc bộ thì “Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần/ Nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm Sét”. Trung bộ thì “Yến sào Vĩnh Sơn/ Nam sâm Bố Trạch/ Cua gạch Quảng Khê/ Sò nghêu Quan Hà/ Rượu dâu Thuần Lý”. Nam bộ thì “Bánh tráng Mỹ Lồng/ Bánh phồng Sơn Đốc”, “Muốn ăn bông súng mắm kho/ Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm!”.
Cách nấu ăn rất tinh tế được đúc kết thành những câu ca dễ nhớ: “Con gà cục tác lá chanh/ Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi…”. “Món ăn bài thuốc” – món ăn cũng chữa được bệnh, hay ngược lại, món ăn cũng kỵ nhau, nếu không để ý thì có hại cho sức khỏe, thậm chí gây nên bệnh tật. Ẩm thực cũng là một hành vi văn hóa: “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”, hay “Ăn trông nồi ngồi trông hướng”.
- Details
- Vietnamese Culture and Literature
- Hits: 822
Nguyễn Thị Chân Quỳnh
HỒ XUÂN HƯƠNG
Người ta thường nói Xuân Hương vì tài cao nên trắc trở đường tình duyên : lấy phải Tổng Cóc dốt nát, lấy ông Phủ Vĩnh-tường xứng đôi hơn nhưng lại phải làm lẽ... song đấy là truyền thuyết. Mãi đến khi đọc "Long-biên trúc chi từ" của Tùng Thiện vương (1), làm khi theo vua Thiệu-Trị ra Thăng-long tiếp sứ nhà Thanh sang phong vương (1842), ta mới có bằng chứng Xuân Hương quả có thật và đã vất vả về đường tình. Bài thơ gồm 14 đoạn, đoạn 8 và 9 vịnh cảnh Hồ Tây có nhắc đến Xuân Hương. Thơ chữ Hán :
- Details
- Vietnamese Culture and Literature
- Hits: 1419
Nguyễn Văn Tuấn
Hỏi một người Việt bình thường về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, câu trả lời mà người ta thường nghe là tổ tiên của chúng ta xuất phát từ Trung Quốc. Ngay cả người có kiến thức rộng, có quan tâm đến dân tộc và văn hóa Việt cũng có những ý kiến tương tự. Đào Duy Anh, trong Việt Nam Văn hóa Sử cương; và Trần Trọng Kim, trong Việt Nam sử lược, cũng từng cho rằng người Việt có nguồn gốc hoặc từ Trung Quốc[1] hay từ Tây Tạng [2], dù họ có chút dè dặt và thận trọng trong phát biểu.