Vietnamese Culture and Literature
- Details
- Vietnamese Culture and Literature
- Hits: 969
PHẠM TRỌNG LUẬT
Chiến tranh bắt nguồn từ tâm trí con người, chính ngay trong tâm trí
con người mà các thành lũy chống chiến tranh cần được xây dựng.
UNESCO
__________________________________________
Nhân loại đang sống dưới sự đe doạ của một cuộc thánh chiến giữa các nền văn minh dựa trên tôn giáo - có thể không còn là trong tương lai xa hay gần nữa mà đã bắt đầu. Nếu phải xây dựng những thành lũy chống chiến tranh ngay từ bây giờ trong tâm trí con người, thì tình thế đã rất khẩn trương, dù chưa đến nỗi tuyệt vọng. Trên vấn đề văn hoá, chúng ta đã đi từ thái cực này sang thái cực khác, từ tật miệt thị đến bệnh sùng bái những khác biệt. Tất cả đã được phản ánh khá rõ nét qua suốt 200 năm lập thuyết của nhân chủng học.
- Details
- Vietnamese Culture and Literature
- Hits: 922
Nguyễn Đăng Thục
Chúng ta đang đòi hỏi một ý-thức để thống-nhất quan-niệm và hành-động. Cái hệ-thống ý thức ấy không phải tìm trong sách vở xa lạ, mà ở tại chính trong bản thân thực nghiệm của dân-tộc, một dân tộc đã dám ngẩng đầu lên phương Bắc để tuyên-bố: "Nam-Việt Chi Quốc, Văn-hiến chi bang" (Bình Ngô Ðại-cáo).
- Details
- Vietnamese Culture and Literature
- Hits: 894
Tác giả: Pierre Bourdieu
Nguyễn Duy Bình (dịch)
LTS: Pierre Bourdieu là một nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp, có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Pháp cũng như ở các nước khác trên thế giới. Qua các công trình nghiên cứu của mình, với các khái niệm như tập tính, trường, bạo lực biểu trưng, Bourdieu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các yếu tố văn hóa và biểu trưng, đồng phê phán kịch liệt sự xâm lăng của “cơ chế thị trường” vào lĩnh vực văn hóa.
- Details
- Vietnamese Culture and Literature
- Hits: 887
Nguyễn Duy Đoài
Tóm tắt—Tín ngưỡng Cá Ông là một loại hình tín ngưỡng dân gian. Tín ngưỡng Cá Ông của cư dân huyện đảo Lý Sơn không chỉ thể hiện nhu cầu tâm linh mà còn có chức năng giáo dục nhân cách sống của con người như một sự tri ân. Cho nên, tại các Lăng Cá Ông thường có những hoành phi, câu đối được treo tại chánh điện để thể hiện cho điều đó. Tín ngưỡng này cũng đã phản ánh nguyện vọng của cư dân nơi biển đảo với mong muốn được Thần linh phù hộ, độ trì để cuộc sống của họ được an vui, hạnh phúc.
- Details
- Vietnamese Culture and Literature
- Hits: 799
Bùi Thị Duyên Hải
Tóm tắt—Hiện nay, số lượng người Nhật đang sinh sống tại TP.HCM khá đông. Điều này cũng tác động đáng kể đến nhiều mặt của thành phố. Tuy nhiên, để thu hút nhiều người Nhật cũng như đầu tư từ Nhật Bản, chúng tôi nghĩ môi trường sống ở TP.HCM rất quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến sự thích nghi của người Nhật với một số điều kiện như thời tiết – khí hậu; sự thích nghi với cách ứng xử trong những mối quan hệ và ý thức nơi công cộng; nêu ra những thuận lợi lẫn khó khăn ảnh hưởng đến quá trình thích nghi của người Nhật ở TP.HCM. Qua đó, có thể phân loại các nhóm thích nghi.
- Details
- Vietnamese Culture and Literature
- Hits: 860
Phan Thị Yến Tuyết
Tóm tắt—Bài này khảo sát một số cuộc thoại của ngư dân và cư dân vùng biển- đảo Nam Trung Bộ và Nam Bộ (Việt Nam) dưới góc độ nhân học biển. Các cuộc thoại được thể hiện thành những đoạn tường thuật, những lời kể qua các dòng hồi ức của cư dân địa phương từ việc tiếp cận 3 phương pháp: Nghiên cứu lời kể (narrative research), Lịch sử qua lời kể (oral history) và chủ yếu là Lịch sử cuộc đời (life history). Cả 3 phương pháp này đều có mối quan hệ với ngành nhân học, lịch sử, văn học, văn hóa dân gian…
- Details
- Vietnamese Culture and Literature
- Hits: 836
Trần Thị Mai Nhân
Tóm tắt—Từ những năm 60 của thế kỷ XX, trên thế giới người ta đã bàn về “cái chết” của tiểu thuyết và cố gắng tìm ra giải pháp để tiểu thuyết “hồi sinh”. Nhưng theo M. Kundera - nhà văn, tác giả của tiểu luận Nghệ thuật tiểu thuyết, nếu tiểu thuyết đi đến cái “mút đường” của nó không hẳn là nó đã khai thác hết khả năng, các tri thức, các hình thức của nó như một hầm mỏ đã khai thác cạn kiệt mà là bởi tiểu thuyết đã bỏ lỡ những cơ hội. Đó là không nghe thấy được “những tiếng gọi nhạy cảm”: Tiếng gọi của trò chơi, tiếng gọi của giấc mơ, tiếng gọi của tư duy và tiếng gọi của thời gian. Điều này gợi cho chúng tôi những liên tưởng thú vị đến tiểu thuyết đương đại Việt Nam.
Tiểu thuyết Việt Nam đương đại và những “tiếng gọi nghệ thuật”
- Details
- Vietnamese Culture and Literature
- Hits: 1041
Tác giả: Nguyễn Vĩnh Nguyên
Cuối năm 2017, chủ một tiệm sách cũ ở trung tâm Sài Gòn chuyển đến tôi ấn phẩm đặc biệt: bộ tranh Người Cao Nguyên vùng Đà Lạt của họa sĩ Bui Van Duong, ấn hành tại Đà Lạt vào năm 1955. Đây là một bộ tài liệu ghi chép hình ảnh dân tộc học quý giá ở vào một giai đoạn khá thú vị trong lịch sử cộng đồng dân tộc thiểu số cao nguyên Lang Biang.