Tác giả: Vũ Đức Liêm

 Mỗi thời đại tạo ra thế hệ trí thức của riêng mình. Tầm nhìn, phẩm chất và vai trò của họ được đo bằng đóng góp cho sự phát triển của xã hội và các giá trị nhân văn.

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Mùa hè năm 1371, Thăng Long thêm một lần nữa bị đốt cháy bởi bàn tay của những người từ bên ngoài. Cuộc tập kích của người Chăm làm vua Trần phải bỏ chạy lánh nạn về phía Bắc. Trong kinh thành bỏ ngỏ, những kẻ xâm lược “đốt phá cung điện, cướp lấy con gái , ngọc lụa đem về.” Đây không phải là lần đầu tiên kinh đô của Đại Việt bị hủy hoại. Và đó chưa phải là lần cuối cùng. Hoàng Thành đã in “dấu giày” của không chỉ một đạo quân nước ngoài.

Tác giả: Đỗ Lai Thuý

Trước khi tầng lớp trí thức Tây học bản địa hình thành vào đầu những năm 30 thế kỷ trước, thì đã có nhiều thanh niên Việt Nam sang Pháp du học.

Vương Trí Nhàn

Qua người hiểu mình là một trong những con đường nhận thức được nhiều người công nhận là cần thiết và “có triển vọng”, tức có khả năng tạo nên hiệu ứng có giá trị đích thực đối với những chủ thể đang muốn tự hiểu về mình.

Một cách nhìn mới về Văn hoá Việt Nam thông qua việc so sánh với Văn hoá Nhật Bản

ThS. Trần Thị Tươi

Tóm tắt

Là một trong những thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo những năm 50-60 của thế kỷ XX, có thể xem Thanh Tâm Tuyền là người tiên phong, mở đường cho diễn ngôn mới của thời đại – diễn ngôn thơ tự do. Xuất phát từ tinh thần nghệ thuật Dionysos – nghệ thuật của sức sáng tạo say sưa mãnh liệt, Thanh Tâm Tuyền đã phá bỏ hình thức thơ truyền thống, đổi mới tư duy và mỹ cảm thơ, đưa lại cho văn nghệ miền Nam một luồng sinh khí mới. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, thơ ca Thanh Tâm Tuyền đến nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Với bài viết này, chúng tôi hy vọng có thể đem đến một cái nhìn khác về thi giới Thanh Tâm Tuyền dưới lăng kính của diễn ngôn.

“Nghệ thuật Dionysos” như một diễn ngôn trong thơ thanh tâm tuyền

 

 PGS.TS. Phan Thị Yến Tuyết

Tóm tắt

Việc chuyển đổi tín ngưỡng, tôn giáo, sau đó rời bỏ tôn giáo đã theo, thậm chí trở lại tôn giáo cũ của các dân tộc thiểu số như Xtiêng, Chơ Ro, Mnông, Mạ, Khmer và nhóm tộc người Tà Mun tại miền Đông Nam Bộ (cụ thể ở tỉnh Bình Phước và Đồng Nai), đã diễn ra qua quá trình lịch sử và bối cảnh xã hội đặc thù của họ. Các dân tộc nếu có sự chọn lựa duy lý trong tôn giáo của mình thì không chỉ đơn thuần là việc cân nhắc, tính toán các điều kiện vật chất thuận lợi mà tôn giáo đó đem lại, mà còn do các yếu tố tâm lý, tình cảm, niềm tin sâu sắc, thiêng liêng của con người dành cho tôn giáo đó.

Chuyển đổi tín ngưỡng, tôn giáo trong các cộng đồng dân tộc thiểu số tại miền đông Nam Bộ

 

Thạc sĩ. Nguyễn Thị Huyền Trang

Tóm tắt

Thiệu Trị là vị vua thứ ba của triều Nguyễn. Cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng ông đã tạo lập được một sự nghiệp văn chương đồ sộ về số lượng, đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức thể loại và cao cấp về mặt chữ nghĩa. Nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt là các nhà ngôn ngữ học như Nguyễn Tân Phong, Nguyễn Tài Cẩn đã có những nghiên cứu về nghệ thuật dùng chữ trong sáng tác của Thiệu Trị.

 

Gia tài văn chương của Thiệu Trị qua Đại Nam thực lục

TS. Nguyễn Thị Kim Phượng

Tóm tắt

“Đạo 道” nghĩa từ nguyên là con đường, cách thức, về sau phát triển thành những phạm trù triết học thuộc về vũ trụ luận – “hình nhi thượng”, nhân sinh luận – “hình nhi hạ”. Nhân sinh luận được thể hiện qua quy tắc ứng xử trong các mối quan hệ mà con người làm trung tâm: Đạo Trời, Đạo cang thường – Đạo làm người. Đi vào lời ăn tiếng nói của người dân Việt: tục ngữ, ca dao – dân ca, ngoài những ý nghĩa luân lý tiếp nhận từ Nho giáo, Đạo của người Việt còn có những nét nghĩa mới, kết tinh của sự chắt lọc tinh tế tiếp nhận của người dân Việt với những chuẩn tắc Nho giáo tích cực, phù hợp với tâm thức người Việt. Theo như cách vận dụng để sáng tác ca dao của họ:

Chữ đạo (道) trong tục ngữ, ca dao – dân ca người Việt