Trần Thuận*
- Vài nét về thân thế và sự nghiệp Trần Nhân Tông
Trần Nhân Tông “Tên húy là Khâm, con trưởng của Thánh Tông, mẹ là Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu, sinh năm Mậu Ngọ, Nguyên Phong năm thứ 8, tháng 11, ngày 11 [07.12.1258 – TT], được tinh anh thánh nhân, thuần túy đạo mạo, sắc thái như vàng, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng. Hai cung đều cho là lạ, gọi là Kim Tiên đồng tử. Trên vai bên trái có nốt ruồi đen, cho nên có thể cáng đáng được việc lớn, ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, băng ở am Ngọa Vân núi Yên Tử, đưa về táng ở Đức Lăng. Vua nhân từ hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước, thực là bậc vua hiền của nhà Trần”[1] (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 1998, tr.44).
* Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐHQG-HCM.
[1] Ngoài tên gọi Trần Khâm, Kim Tiên Đồng Tử, ông còn có tên là Nhật Tôn,… Tương truyền khi mới sinh ra có tướng lạ, da màu vàng ròng nên vua Thánh Tông còn đặt tên cho ông là Kim Phật (Phật Vàng).
Trần Nhân Tông với thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
_________________________________________________
Nguồn: Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần thứ IV với chủ đề Những vấn đề giảng dạy tiếng Việt và nghiên cứu Việt Nam trong thế giới ngày nay
NXB: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - 2019 (từ trang 1357 đến trang 1366)