Trần Thị Thái Hà*

  1. Mở đầu

Mối quan tâm đến phương Đông ở Nga có nguồn gốc lịch sử lâu đời. Tri thức về các quốc gia và dân tộc phương Đông được bắt đầu tích lũy từ thời nước Nga cổ đại và tiếp tục được bồi đắp trong các giai đoạn sau. Vào thế kỷ XVIII-XIX, Đông Phương học ở Nga đã trở thành một hướng nghiên cứu khoa học, thể hiện rõ trong sự ra đời của các trung tâm khoa học phương Đông, sự xuất hiện của các nhà khoa học chuyên nghiệp và những công trình nghiên cứu có hệ thống các quốc gia, dân tộc tiếp giáp với Đế quốc Nga về phía Đông như các tiểu quốc thuộc đế quốc Ốttoman, Iran, Trung Quốc,... Và có lẽ cũng giống như nhiều nước khác, sự xuất hiện của các nghiên cứu về phương Đông ở Nga gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của nhà nước Nga về phát triển các mối quan hệ chính trị, kinh tế.

NGUYỄN VĂN KIM

(PGS.TS, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội)

Với quan niệm coi khu vực Đông Á là sự hợp thành của hai vùng Đông Bắc Á và Đông Nam Á, việc thiết lập tổ chức hợp tác Đông Á trong những năm gần đây là sự thể hiện mối liên kết và tinh thần hợp tác giữa các quốc gia khu vực. Trước xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ, quan hệ giữa các quốc gia Đông Bắc Á với Đông Nam Á cũng ngày càng được tăng cường, chặt chẽ. Xu thế hợp tác đó không chỉ góp phần đem lại nền hoà bình, ổn định, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc mà còn thúc đẩy sức tăng trưởng kinh tế cũng như sự phồn vinh của toàn thể khu vực.

Tác giả: Lê Xuân Phán

Trường Luật Đông Dương là mô hình đào tạo cử nhân đầu tiên của giáo dục thời Pháp thuộc. Quá trình đi tìm những cái tên tốt nghiệp khóa đầu của trường sẽ hé lộ cho ta thấy mối quan tâm của Pháp tới đào tạo con người ở thuộc địa, sự đón nhận của người Việt với bậc giáo dục mới và quan trọng hơn là vai trò của nó trong việc tạo ra những con người góp phần xây dựng chính phủ mới sau này.

Tác giả: Thu Quỳnh

Trở lại quá khứ và lật giở những ký ức bi thương về một giai đoạn đen tối trong lịch sử dân tộc - nạn đói năm Ất Dậu, các nhà nghiên cứu của Việt Nam và Australia đã cùng tìm hiểu về tác động lâu dài của nạn đói tới số phận của những người đã trải qua nạn đói và cả thế hệ con cái của họ.

Tác giả:  Ngô Thị Phương Lê

Đại dịch Covid buộc nhiều quốc gia phải đóng cửa trường học và kỳ vọng vào giải pháp thay thế là học trực tuyến. Nhưng thực tế cho thấy những bất bình đẳng giáo dục đã có từ trước vẫn tiếp tục được bộc lộ, thậm chí bị khoét sâu hơn. Và theo Ngân hàng Thế giới, đại dịch Covid đã tạo ra cuộc khủng hoảng với giáo dục tồi tệ nhất trong thế kỷ này.

Nguyên Ngọc

 Cuốn sách "Tọa độ: Cấu trúc gia đình và xã hội của người Jörai" (1), một trong hai tác phẩm quan trọng của nhà Tây Nguyên học hàng đầu Jacques Dournes (cùng với Pötao, một lý thuyết về quyền lực ở người Jörai Đông Dương (2)) vừa được dịch sang tiếng Việt (3).

Trần Trọng Dương

Từ bao giờ lịch sử Việt Nam đã được hình dung và được viết nên như là lịch sử của chiến tranh? Ngày nay, cảm hứng nghiên cứu lịch sử mạnh mẽ nhất đều tập trung về cảm hứng anh hùng với những cuộc chiến chống giặc ngoại xâm.

Tác giả: Nguyễn Quang Diệu

 Kể từ thế hệ giáo sĩ tiên khởi, Alexandre de Rhodes và Joseph Tissanier – những người Pháp đến Đại Việt thế kỷ XVII, đến nay đã hơn bốn thế kỷ mối lương duyên Pháp-Việt chưa bao giờ đứt đoạn.