Vietnamese History and Society
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 893
Trong Tia sáng số 14 (20.7.2020), PGS Nguyễn Thị Hạnh (Học viện Ngoại giao) và NNC Vũ Đức Liêm (trường ĐH Sư phạm Hà Nội) đã cùng điểm lại các làn sóng tư liệu ghi chép của người Pháp phản ánh lịch sử, văn hóa, xã hội và con người Việt Nam trong cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trong số này, hai nhà nghiên cứu sẽ cùng thảo luận sâu hơn về thao tác đánh giá các tư liệu lịch sử, nhằm giúp độc giả hiện đại tiếp cận với các nguồn tài liệu này có được cái nhìn phê phán cần thiết trước các sử liệu được coi là “gốc”.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 715
Nguyễn Hồng Hải Đăng
Chưa khi nào cuộc tranh luận xung quanh chiếc khẩu trang nhỏ bé lại trở nên căng thẳng như trong đại dịch Covid-19, người ta dễ dàng kỳ thị, bài xích nhau hoặc thậm chí đưa ra cả thông điệp, quan điểm chính trị xung quanh việc đeo/ không đeo. Nó là biểu hiện của những khác biệt về văn hóa, khoa học và sắc tộc ngầm ẩn.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 867
Đổng Thành Danh
Bài viết này xem xét lại lần lượt các nguồn sử liệu cũng như các cách sử dụng và diễn giả các nguồn sử liệu liên quan đến sự hình thành của (các) vương quốc Champa cổ ở miền Trung Việt Nam. Thông qua đó tác giả muốn gợi ý một số cách tiếp cận mới về sự hình thành và biến đổi của các vương quốc cổ ở miền Trung trong quá khứ từ quá trình hình thành, liên kết thông qua sự xuất hiện của một chính thể chung gọi là Champa.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 686
Trần Thị Tươi*
MỞ ĐẦU
Mỗi dân tộc được đặt trong sự phân biệt với dân tộc khác bởi nhiều yếu tố, và một trong những yếu tố mang tính căn cốt đó chính là căn tính dân tộc. Khái niệm “căn tính” (identity) vốn là một khái niệm gợi mở nhiều cách hiểu khác nhau, nó trở thành một trong những truy vấn khi người ta muốn định danh cái riêng của dân tộc mình với dân tộc khác. Vậy “căn tính” được hiểu là gì? Những yếu tố nào góp phần tạo nên căn tính của một dân tộc hay một cộng đồng?
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 663
Đốc Tích hay còn gọi là Đốc Tít sinh năm 1853 tại làng Yên Lưu Thượng, huyện Hiệp Sơn, phủ Kinh Môn tỉnh Hải Dương (nay thuộc làng Lưu Thượng, xã Hiệp An, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương). Theo tài liệu của Pháp ông tên thật là Nguyễn Xuân Tiết.
Từ năm 1882, Đốc Tích bắt đầu hoạt động chống Pháp ở vùng cù lao Hai sông giáp với khu vực Hải Dương – Hải Phòng. Địa thế ở đây rất hiểm trở, chung quanh là núi đá vôi, ba mặt là sông, thuận tiện cho nghĩa quân hoạt động, nhưng cũng cản đường rút của nghĩa quân nếu địch tập trung truy quét. Có lần ông cùng với Nguyễn Thiện Thuật diệt trừ bọn giặc cướp ở phủ Kiến Thuỵ (Hải Phòng) và huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) nên được triều đình phong chức Quản tinh binh Suất đội, rồi Cấm suất đội.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 785
Alastair Lamb
Bài viết này trích trong chương đầu tiên của cuốn sách “The Mandarin Road to Old Hue: Narratives of Anglo-Vietnamese Diplomacy from the 17th century to the eve of the French conquest” (tạm dịch: Con đường cái quan tới Huế xưa: Ký sự về ngoại giao Anh – Việt từ thế kỷ 17 tới khi Pháp xâm lược) của sử gia Alastair Lamb. Qua ghi chép của những người Châu Âu đầu tiên giao thương với Việt Nam, có thể thấy vị trí địa lý chiến lược của nước ta trong mối quan hệ kinh tế – thương mại với các nước trong khu vực và trên thế giới đã được công nhận và đánh giá cao ngay từ thế kỷ 16. Việc tìm hiểu về các thương cảng và các tuyến thương mại của Việt Nam xưa sẽ cung cấp những gợi ý để phát huy, khai thác đúng đắn lợi thế của Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Tạp chí Phương Đông trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết này.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 653
Tác giả: Nguyễn Văn Nghệ
Ngày 09/06/2020 tới đây sẽ đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày khánh thành Nghĩa sĩ miếu tại Paris (Pháp). Khi Thế chiến I nổ ra, nhiều người Việt Nam tùng chinh sang giúp nước Pháp chống lại quân Đức và có hơn 1.500 người vừa lính vừa thợ hy sinh. Sau khi chiến tranh chấm dứt, Chính phủ Pháp nghĩ quân sĩ nước ta tùng chinh trận vong, tiếng thơm việc nghĩa không thể mai một nên mới bàn dựng một ngôi miếu để thờ binh sĩ Việt Nam trận vong trong cuộc chiến. Địa điểm được dựng là Nogent sur Marne và miếu được đặt tên là “Nghĩa sĩ miếu” (có người gọi là “Nghĩa sĩ từ”). Bên trên mái trước ngôi miếu và bên trên bình phong trước miếu đều có ba chữ Hán “Nghĩa sĩ miếu”. Người Pháp gọi là Temple du Souvenir Indochinois (Đền Tưởng niệm người Đông Dương).
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 587
Trần Thị Mai*
1. Vùng biển đảo Tây Nam Bộ được đề cập trong phạm vi bài viết này là không gian bao gồm vùng biển tỉnh Kiên Giang và một phần vùng biển phía Tây tỉnh Cà Mau của Việt Nam, được xác định tọa độ trên bản đồ từ 8020’ đến 10025’ vĩ độ Bắc và 103025’ đến 105007’ kinh độ Đông, kéo dài từ Hòn Khoai (Cà Mau) đến mũi Nam (Hà Tiên) sang phía Bắc đảo Phú Quốc. Vị trí cụ thể như sau: Phía bắc đông bắc đến đông nam giáp hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau; phía bắc đông bắc đến bắc tây bắc giáp hai tỉnh Kampot và Kampongthom của Campuchia; phía bắc tây bắc, tây bắc, tây, tây nam, nam đến đông nam giáp vùng ngoài khơi Vịnh Thái Lan. Diện tích biển đảo thuộc tỉnh Kiên Giang có vùng biển rộng hơn 63.200 km², đường bờ biển dài 200 km với hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ.