Vietnamese History and Society
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 632
Trần Hùng Minh Phương*
- Đặt vấn đề
Ngày nay, trật tự thế giới toàn cầu tại các khu vực đang dần được thay đổi, nhất là tại khu vực Đông Nam Á nói riêng và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung – khu vực hiện nay đang được thể hiện bởi một Trung Quốc đang trỗi dậy. Sự trỗi dậy của quốc gia này đã có tác động làm gia tăng vấn đề an toàn an ninh đối với từng quốc gia ASEAN nói riêng và tổ chức ASEAN nói chung, các quốc gia lo lắng hoặc không tin tưởng (hoặc cả hai) về một thế giới do Trung Quốc thống trị.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 544
Nguyễn Chương Thâu(*)
- QUAN NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM
Trong phạm vi lý thuyết, ta có rất nhiều vấn đề cần bàn bạc. Chủ thuyết phát triển tuy chưa hình thành một khuynh hướng lý luận (dù có người đã bàn bạc đến), song mặc nhiên người ta phải quan tâm. Xã hội tưởng như đứng yên một chỗ, song thực tế thì nó đang biến chuyển. Các lý thuyết cắt nghĩa ở sự biến chuyển ấy, hình dung ra các bước đi hiện tại và tương lai, tất nhiên là có nằm trong chủ thuyết phát triển.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 695
Phạm Tấn Xuân Cao dịch
Trật tự thế giới bị lung lay. Một loại virus đang lây lan trên quy mô vô hình của vũ trụ mà ta không hề biết được những chiều kích thực sự của nó. Không ai biết có bao nhiêu người mắc corona, bao nhiêu người sẽ chết, khi ta phát triển thành công vắc-xin, v.v. Hơn nữa, không ai biết được các biện pháp cấp tiến hiện nay để ứng phó trước tình trạng khẩn cấp ở châu Âu có những tác động nào đối với nền kinh tế và dân chủ.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 776
CHU XUÂN GIAO*
Trong các nghiên cứu đã công bố trước đây liên quan đến Tứ vị Thánh nương, chúng tôi đã đưa ra kết luận tạm thời rằng, xưng hiệu Tứ vị Thánh nương (TVTN), hay Tứ vị (TV) và Thánh nương (TN), có lẽ xuất hiện tương đối muộn, sớm lắm cũng không quá thời Vĩnh Tộ (1619 -1628). Nếu nghiêm túc đặt vấn đề xưng hiệu của các vị thần được thờ phụng tại đền Cờn ở Nghệ An (trung tâm mang tính toàn quốc của tín ngưỡng TNVN) và rất nhiều nơi khác vào chính nguồn tư liệu văn bản để suy nghĩ thì, cái gọi là TN hay TVTN không hề có dấu hiệu được ra đời ngay từ thời Trần Nhân Tông - Trần Anh Tông (thế kỉ XIII) hay thời Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) như trong các trần thuật trước nay của giới nghiên cứu.Phải chăng xưng hiệu ấyđược sinh ra vào một thời kì muộn hơn, khi mà tư duy phân tích về hệ thống thần linh biển của người Việt đã trưởng thành.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 600
Tuấn Quang
Cuộc đời Hàm Nghi (1877 - 1944), hoàng đế trẻ tuổi, 14 tuổi khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp, còn nhiều điều chưa được biết đến. Chính quyền Pháp hồi đó và các nhà nghiên cứu lịch sử sau này thường quan tâm tới hình tượng mang tính chính trị của Hàm Nghi hơn là con người nghệ thuật của ông.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 642
Vũ Đức Liêm
Bệnh dịch không chỉ thử thách sức đề kháng của con người sinh học, chúng là chất thử nghiệt ngã đối với con người xã hội, kinh tế và chính trị. Sau hàng triệu năm tiến hóa sinh học và kỹ thuật tổ chức xã hội, có lẽ nỗi ám ảnh này sẽ chưa mất đi trong tương lai gần.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 592
Phạm Thị Thu Hà*
Nguyễn Quang Huy**
- Giới thiệu
Sau Thế chiến thứ nhất, giới công thương người Việt bắt đầu bành trướng các hoạt động kinh doanh và đầu tư. Hoạt động kinh tế của báo chí[1] lúc ấy đã bắt đầu phát triển, và giới doanh nghiệp đã biết sử dụng kênh thông tin này để khuếch trương hoạt động - khác hẳn với tình hình phôi thai của báo chí nửa sau thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, khi mà báo chí chưa có mục quảng cáo, và số lượng độc giả cũng còn rất ít ỏi” (Trần Hữu Quang, 2006, tr.205-206).
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 626
Doãn Chính(*) & Phạm Đào Thịnh(**)
Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử Việt Nam có những biến đổi hết sức to lớn. Thực dân Pháp xâm lược và biến nước ta thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Chế độ phong kiến Việt Nam cùng với hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trước yêu cầu của công cuộc chống ngoại xâm vì nền độc lập dân tộc. Trong bối cảnh đó, một số nhà tư tưởng tiêu biểu, từ Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch… đến Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh,… đã thực hiện một bước chuyển tư tưởng chính trị có ý nghĩa lịch sử to lớn.