Vietnamese History and Society
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 554
Phạm Đức Mạnh*
Mộ “hợp chất” (tombeaux en mélange cimentaire; mummy tombs; compound burials) là đối tượng nghiên cứu quan trọng của Khảo cổ học lịch sử Việt Nam, từ trước năm 1945 đã được người Pháp khai quật ở Hải Dương (mộ Võ tướng thời Lê Đinh Văn Tả) và ở Sài Gòn (mộ Thượng thư thời Nguyễn Trần Văn Học). Sau đó là các cuộc đào của Viện Khảo cổ học từ 1969 đến nay (các ngôi mộ của vua Lê Dụ Tông ở Bái Trạch và vợ chúa Trịnh là bà Ngọc Tú ở Hà Trung – Thanh Hóa, Hoàng hậu Lê Dương Thị Bi ở Nhân Giả – Hải Phòng, các phu nhân Quận công Bùi Thị Khang ở Hà Nội và Phạm Thị Nguyên Chân ở Nam Định, Quan Đại tư đồ Nguyễn Bá Khanh ở Hải Dương,…) (Đỗ Văn Ninh, 1971).
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 750
Nguyễn Văn Lịch[*]
Đông phương học đã ra đời từ thế kỷ XIX ở châu Âu. Việt Nam học ra đời muộn hơn so với các ngành Ai Cập học, Ả Rập học, Ấn Độ học, Trung Quốc học. Từ những năm 1990 ở các nước châu Âu giới nghiên cứu Việt Nam tổ chức những Hội nghị khoa học Euro - Việt. Năm 1998, Việt Nam tổ chức Hội nghị quốc tế Việt Nam học. Năm 2000, Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế Việt Nam trong thế kỷ XX. Sau đó, Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế Việt Nam học lần thứ 2 năm 2004, lần 3 năm 2008, lần 4 năm 2012, lần 5 năm 2016. Sự quan tâm khá đặc biệt của thế giới đến Việt Nam, của các nhà Việt Nam học quốc tế có tác động làm ngành Việt Nam học ở Việt Nam phát triển.
[*] Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Trường Đại học Thăng Long.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 967
CLAUDE IMBERT
Phạm Anh Tuấn dịch
Bài thuyết trình của bà Claude Imbert, giáo sư Trưởng Khoa Triết ĐH Sư phạm Cao cấp Paris, tại Viện Triết học, Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2015. Phạm Anh Tuấn dịch, Thầy BÙI VĂN NAM SƠN hiệu đính, bài được in chung trong HÀNH TRÌNH CỦA TRẦN ĐỨC THẢO, HIỆN TƯỢNG HỌC VÀ CHUYỂN GIAO VĂN HÓA, NXB ĐH Sư Phạm ấn hành năm 2017). | Phiên bản điện tử đăng trên triethoc.edu.vn do dịch giả Phạm Anh Tuấn cung cấp.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 581
Hà Đặng
Ấn phẩm Cuộc săn chuột lớn ở Hà Nội: Đế quốc, dịch bệnh và tính hiện đại tại Việt Nam thuộc Pháp1 đã phơi lộ một dấu ấn lịch sử hài hước và tăm tối đến từ những sinh vật truyền bệnh vùng nhiệt đới, cho thấy cuộc vật lộn của chính quyền thực dân trong việc giải quyết vấn đề tưởng chừng như quá đơn giản, nhỏ nhặt.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 578
TS Trần Thanh Ái
Hiểu một nhân vật lịch sử đã khó, và khoảng lùi thời gian càng lớn thì độ khó càng cao. Hiểu một nhân vật lịch sử đã gây ra quá nhiều dị biệt trong cách đánh giá như Trương Vĩnh Ký lại càng khó gấp bội: những người khen thì không tiếc lời ca ngợi, thậm chí ca ngợi một cách ngây ngô, còn người chê thì cũng không dè xẻn những từ ngữ xấu xa nào, như “người hèn nhát”, “tên gian điệp”, “kẻ bán nước”… Để không rơi vào một trong hai thái cực này, người nghiên cứu cần phải hết sức khách quan và thận trọng, từ khâu sưu tầm tài liệu, đến khâu dịch văn bản bằng tiếng nước ngoài, đánh giá sự kiện.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 790
- Nguyễn Đức Mậu
Nửa cuối thế kỉ XIX Việt Nam nói riêng, và phương Đông nói chung, đứng trước thực tế mới, đó là khả năng xâm lược của Phương Tây. Nhật Bản và Việt Nam, trong hoàn cảnh đó, cùng đều xuất hiện những nhà cải cách mà tiêu biểu là Fukuzawa Yukichi và Nguyễn Trường Tộ[1]. Và với xuất phát điểm gần nhau[2] nhưng hai nước đồng văn, đồng chủng này, sau mấy chục năm, trở thành đứng ở hai cực phát triển và lạc hậu, điều gì tạo nên những kết quả như vậy, chắc sâu xa trong đó phần nào là kết quả của những cách nghĩ khác nhau mà những nhà cải cách[3] là người thể hiện rõ cái phần quan trọng của sự khác biệt này.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 527
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh*
- Đặt vấn đề
Nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động quan trọng trong diễn trình phát triển của Việt Nam và Đài Loan, đánh dấu sự chuyển mình rõ nét trên mọi phương diện của đời sống xã hội. Một mặt, đây là thời kì chứng kiến sự chuyển nhượng từng bước và đi đến từ bỏ hoàn toàn vai trò “bảo hộ”, “tôn chủ” lâu đời của nhà Thanh đối với Việt Nam, Đài Loan cho thế lực thứ ba là thực dân Pháp (đối với Việt Nam) và đế quốc Nhật (đối với Đài Loan), từ đây, cả Việt Nam và Đài Loan đều rơi vào tay thực dân, đế quốc, trở thành nước thuộc địa hay bán thuộc địa; mặt khác đây cũng là thời kì sôi động diễn ra các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân hai nước: từ chỗ chỉ đấu tranh vũ trang cuối thế kỷ XIX sang kết hợp với các phong trào đấu tranh chính trị và văn hóa sôi nổi mang đậm màu sắc dân chủ tư sản trong buổi đầu thế kỷ XX.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 517
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt*
ĐẶT VẤN ĐỀ
So với các nước trong khu vực, người Hoa di cư sang Việt Nam từ khá sớm. Không kể binh lính và các đội quân, việc người Hoa di cư vào Việt Nam rồi định cư ở đây thường diễn ra phổ biến từ sau các cuộc nội chiến ở Trung Quốc[1]. Trải qua nhiều thế kỉ, người Hoa đã xuất hiện trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỉ XVII đến XIX, những thương buôn và đội ngũ quan quân thất bại trong phong trào “Phản Thanh phục Minh” chạy đến Đàng Trong xin yết kiến chúa Nguyễn và xin tỵ nạn. Chúa Nguyễn đã dùng họ đi khai phá các vùng đất mới ở Nam Bộ. Trải qua quá trình sinh sống, họ đã lập nên những làng, những phố của mình; hình thành nên những cộng đồng người Hoa ổn định và phát triển, trở thành một bộ phận cư dân của cộng đồng dân tộc Việt.