Vietnamese History and Society
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 610
TRẦN ĐÌNH HƯỢU (1927-1995)
Phong trào Đông kinh nghĩa thục, đúng như các cụ lúc ấy hình dung là “một trận gió”, “một đợt sóng”từ nước ngoài tràn vào, lôi cuốn cả nước như một ngọn thủy triều khí thế ngất trời: chống vua quan, tư sản hóa theo Âu Mỹ, hợp đoàn, học nghề, cải cách dân chủ... Đứng đầu phong trào là các nhà khoa bảng lớn, và phong trào lan rộng từ Bắc chí Nam, khuấy động cả rất nhiều vùng nông thôn hẻo lánh, chưa có mầm mống gì của kinh tể và xã hội tư sản.
Một nhân vật không trực tiếp thành lập Đông kinh nghĩa thục, không chi phối toàn bộ tư tưởng và hoạt động của Đông kinh nghĩa thục, nhưng rất cỏ uy tín và lại tiêu biểu cho vận mệnh của phong trào Đông kinh nghĩa thục là Phan Châu Trinh.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 796
Nguyễn Cung Thông
Phần này bàn về tiếng Việt dùng trong Kinh Lạy Cha (KLC) qua các văn bản từ thời bình minh của chữ quốc ngữ. Tiếp theo bài viết `5A, bài 5B sẽ ghi nhận thêm các dữ kiện nhìn KLC từ các lăng kính khác nhau, hi vọng người đọc sẽ thấy thích thú và tìm hiểu sâu xa hơn.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 579
Hồng Thanh Quang (thực hiện)
Hồng Thanh Quang: Với tư cách của một người từng đi du học tại một số trường đại học danh tiếng ở nước ngoài, và cũng là một chuyên gia hàng đầu về luật pháp, anh có thể nói gì một cách chung nhất về ý thức tuân thủ pháp luật của người Việt Nam ta?
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 605
Nguyễn Ngọc Dung*
Chủ nghĩa Marx là hệ thống những luận điểm và học thuyết về triết học, kinh tế - chính trị và chủ nghĩa xã hội. Như Lenin - người tiếp tục phát triển chủ nghĩa Marx về sau - đã xác nhận: “Nó [tức chủ nghĩa Marx - NND] là người thừa kế chính đáng của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loài người đã tạo ra hồi thế kỷ XIX, đó là triết học Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp” (V.I Lenin, 1980, tr.50).
* Phó giáo sư, Tiến sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG-HCM.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 850
Nguyễn Thị Oanh*
Đinh Huyền Phương**
MỞ ĐẦU
Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (Ecole Francaise d'Extrême-Orient, viết tắt là EFEO) là viện nghiên cứu về lịch sử học, khảo cổ và ngôn ngữ học liên quan đến bán đảo Ấn Độ - Trung Hoa và các nước thuộc vùng Viễn Đông (tức Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước thuộc quần đảo Nam Dương). Theo Kim Vĩnh Kiện[1], “Viện Viễn Đông Bác cổ được thành lập vào ngày 15 tháng 12 năm 1898. Trước khi Tổng thống Pháp là Paul Doumer bị ám sát ở Paris (vào ngày mồng 6 tháng 5 [1932]), ông là Tổng đốc Indo Chine của Pháp. Tên đầu tiên của học viện là Viện Nghiên cứu Khảo cổ học Đông Dương (Mission Archéologique d’Indochine), đến ngày 20 tháng 01 năm 1900 đổi thành tên Viện Viễn Đông Bác cổ. Việc nghiên cứu của học viện mang tính hàn lâm và chiếm vị trị quan trọng trong giới Đông Dương học của thế giới.
* Phó Giáo sư. Tiến sĩ, Giảng viên Đại học Thăng Long.
** Thạc sĩ, Giảng viên Đại học Thăng Long.
1 Kim Vĩnh Kiện: “Viện Viễn Đông Bác cổ và một số tình hình gần đây”, đăng trong Tạp chí Sử học Nghiên cứu, quyển 4, số 1, Tokyo, 1932, tr.126.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 587
Nguyễn Đức Mậu*
Nguyễn Trường Tộ đặt ra hàng loạt vấn đề để cải cách, mỗi vấn đề như vậy thường xuất phát từ mong muốn bảo vệ, phát triển đất nước. Trong các cải cách đó, có việc vì hướng đến như một cần kíp để đối phó kịp thời nguy cơ mất nước, có việc hướng đến lâu dài, có việc nếu muốn thực hiện thì phải giải phóng khỏi quan niệm, thói quen, cách nghĩ hay phải nhìn nhận lại sự kháng cự lại của những cái đó.
* Tiến sĩ, Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 745
Nguyễn Thị Kim Phượng*
Cho đến nay, số tác phẩm du ký của người Trung Quốc ghi chép về An Nam khá nhiều, nhưng chỉ có bốn tác phẩm được dịch sang tiếng Việt, đó là: Chân Lạp phong thổ ký, An nam cung dịch kỷ sự, Hải ngoại kỷ sự, Hải Nam tạp trứ. Trong đó, Chân Lạp phong thổ ký 真臘風土記 của Châu Đạt Quan 周達觀 (1266-1346), phác họa vài nét về phong cảnh vùng sông Mê Kông trong chuyến đi đến Chân Lạp của tác giả, hình ảnh người Việt chưa có trong tác phẩm này. Ba tác phẩm An nam cung dịch kỷ sự (1657, thời Chúa Nguyễn Phúc Tần, do Chu Thuấn Thủy - một nhân sĩ Trung Quốc lưu vong, lánh nạn ghi chép lại); Hải ngoại kỷ sự (khoảng 1695, của một nhà sư được Chúa Nguyễn Phúc Chu thỉnh đến An Nam, pháp danh Thích Đại Sán); Hải Nam tạp trứ ((1835 của Thái Đình Lan, một văn nhân bị bão mà lưu lạc đến An Nam), cả ba đều tập trung ghi chép lại nhiều mặt về phong vật nước An Nam, đời sống dân chúng vào thời gian từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
* Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 604
Nguyễn Công Lý*
- Giới thiệu chung
Khái niệm “thời Lý - Trần” được chúng tôi dùng trong bài viết này không chỉ là tính riêng hai triều đại Lý và Trần, mà là một khái niệm dùng để chỉ chung cho một thời đại ở Việt Nam kéo dài ngót năm trăm năm tính từ ngày nước nhà giành lại độc lập tự chủ sau chiến công của Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào mùa đông năm 938, để mùa xuân năm sau (939) lên ngôi, xưng là Ngô Vương Quyền, cho đến năm 1414 là năm đánh dấu cuộc khởi nghĩa chống quân Minh (Trung Quốc) của nhà hậu Trần bị thất bại. Thời đại này trải qua các triều đại: