Nguyễn Thanh Phong*

  1. Dẫn nhập

Trung Quốc và Việt Nam có mối quan hệ giao lưu sách vở từ rất lâu đời. Thời điểm sớm nhất được biết đến hiện nay là dưới thời Tam Quốc, Sĩ Nhiếp được Ngô vương sai sang xây dựng nền học thuật trên đất Giao Châu, trí thức học sĩ phương Bắc cũng thường xuyên lui tới, có lẽ từ lúc này sách vở Trung Quốc bắt đầu được truyền rộng đến miền Bắc Việt Nam. Trải qua suốt ngàn năm Bắc thuộc, dù tư liệu ghi chép lưu lại đến nay không nhiều, nhưng chắc chắc rằng nhiều sách vở của tam giáo Nho - Phật - Đạo, quan trọng nhất là sách vở Phật giáo, vào những thời điểm hưng hịnh của Phật giáo Trung Hoa, đã liên tục được truyền đến Giao Châu, hoặc được các tăng sinh du học mang về, góp phần bồi huấn lớp tăng sĩ trí thức ít ỏi trong nước đương thời.

*     Thạc sĩ, Đại học An Giang.

Ngô Văn Lệ*

  1. 1. Đặt vấn đề

Các tộc người trong quá trình phát triển đã tích lũy những tri thức không chỉ góp phần vào sự phát triển chung, mà còn làm phong phú văn hóa trong những điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội cụ thể. Trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển của khoa học và tiến bộ khoa học đã làm cho tri thức địa phương mất dần vai trò trong đời sống cộng đồng, chỉ còn lại ở dạng tàn dư. Đánh giá một cách khách quan, toàn diện và hệ thống về vai trò của tri thức bản địa đối với sự phát triển của các tộc người là một vấn đề rất khó khăn, đòi hỏi không chỉ về thời gian, mà cả các nguồn lực khác. Bởi vì, tri thức bản địa gắn liền với một tộc người, với một địa bàn nhất định.

*     Giáo sư, Tiến sĩ, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM.

Nguyễn Mạnh Sơn*

MỞ ĐẦU

Bàn về thân thế và sự nghiệp của Trần Kinh Hòa, trước đây đã có nhiều bài viết đáng chú ý của Léon Vandermeersch (Léon Vandermeersch, 1996, tr.10-17), của Đoàn Khoách sưu tập (Đoàn Khoách, 1997, tr.92-105), hay gần đây nhất có bài viết của Nguyễn Văn Đăng (Nguyễn Văn Đăng, 2012, tr.107-118). Bài viết này chúng tôi sẽ không bàn lại những vấn đề đó. Tuy nhiên, để góp thêm một quan điểm trong việc tìm hiểu về cuộc đời nghiên cứu của Trần Kinh Hòa, chúng tôi cho rằng có ba thời điểm cần đặc biệt lưu tâm: Thứ nhất , thời điểm Trần Kinh Hòa học tại Đại học Keio, chịu ảnh hưởng từ giáo sư Matsumoto Nobuhiro - được xem là nhân vật tiên phong trong nghiên cứu về Việt Nam tại Nhật Bản với rất nhiều khảo cứu đáng chú ý và có giá trị về lịch sử và thư tịch Hán Nôm Việt Nam.

Ngô Thị Phương Lan*

ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ kết quả nghiên cứu về nợ và các hệ quả kéo theo của nó trong sản xuất của các dân tộc ở vùng Tây Nguyên như là hệ lụy của quá trình chuyển đổi sinh kế từ nông nghiệp tự cung tự cấp sang nông nghiệp hàng hóa để đáp ứng cho thị trường[1], chúng tôi đặt ra câu hỏi liệu tín dụng “đen” trong sản xuất có phải là trường hợp phổ biến tại các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam vốn sống trong các tiểu vùng văn hóa - kinh tế - xã hội khác nhau? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi đã tìm đến các cộng đồng tộc người thiểu số ở một vùng sinh thái khác cũng tham gia mạnh mẽ vào quá trình sản xuất cùng một loại cây nông nghiệp hàng hóa (ngô lai và cà phê) như các dân tộc ở Tây Nguyên và ở các cộng đồng này cũng có hiện tượng vay nợ trong sản xuất.

*     Phó giáo sư, Tiến sĩ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG - HCM.

[1]     Xin xem kết quả báo cáo Hoàng Cầm, Ngô Thị Phương Lan, Hoàng Anh Dũng, Vũ Thành Long và Nguyễn Văn Giáp (2017), “Chuyển đổi sinh kế và vấn đề tín dụng ở một số tộc người thiểu số tại Tây Nguyên và miền núi phía Bắc.” Nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) tài trợ. Báo cáo dự án;

Nguyễn Chí Hòa*

  1. Đặt vấn đề

Ngành Việt Nam học chính thức xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2002 dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngành Việt Nam học đã có mặt trên 76 trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc. Ngành Việt Nam học tuy là một ngành mới nhưng đã có nhiều thành công đáng kể; việc thành lập viện nghiên cứu của riêng mình hay những diễn đàn thảo luận về chuyên môn, các hội thảo quốc tế về Việt Nam học, các cuộc trao đổi học thuật thường niên là cơ sở ban đầu cho sự phát triển vững mạnh của ngành. Ở nước ngoài, ngành Việt Nam học và tiếng Việt xuất hiện ở nhiều trường đại học lớn.

*     Phó Giáo sư.Tiến sĩ, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường ĐH KHXH&NV- Đại học Quốc gia Hà Nội

Lee Yung Lung  (Lý Vĩnh Long)*

Công bằng xã hội có thể xem là mục tiêu và là chiến lược quốc gia của Việt Nam, trong đó, việc thực hiện công bằng xã hội chỉ được giải quyết triệt để khi và chỉ khi công bằng phân phối được giải quyết. Công bằng trong phân phối có thể xem là nguyên nhân căn bản để thực hiện các mục tiêu công bằng xã hội. Nó phản ánh tính cân bằng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nghĩa vụ và lợi ích, giữa năng suất lao động và nhu cầu được hưởng lợi từ năng suất ấy.

*     Ph.D. Political Science, USSH, Vietnam National University of Hanoi.

      Assistant Professor, International College, Providence University (Đại học Tịnh Nghi), Taiwan.

Insun Yu*

  1. Ownership of Family Property

Marriage in the Lê society (1428-1788) of Vietnam was closely connected to the perpetuation of the family, i. e., procreation. Married couples were expected to produce one or more children who automatically became the members of the family by birth. The children’s automatic family membership meant that they acquired inheritance of family property. Then, in what way did the children inherit that property?

*     Professor, Doctor, Seoul National University.

Lê Quang Trường*

Phan Bội Châu (1867-1940), nhà hoạt động cách mạng, một tác gia văn học và là nhà nghiên cứu văn hoá của Việt Nam thời cận hiện đại. Vì vậy nhiều bài viết trong nước và ngoài nước nghiên cứu về Phan Bội Châu với tư cách là nhà hoạt động cách mạng, nhà tư tưởng, hay một tác gia văn học và nhà nghiên cứu văn hóa. Trong nước, có thể kể đến những công trình bài viết của các giáo sư, nhà nghiên cứu Chương Thâu, Trần Nghĩa, Ngô Anh Minh, Tôn Quang Phiệt, Đặng Thái Mai, Trần Huy Liệu,…Ở nước ngoài, riêng với các học giả Trung Quốc cũng có một số bài nghiên cứu tìm hiểu về Phan Bội Châu. Bài viết này bước đầu giới thiệu tổng quan những công trình tiêu biểu của học giới Trung Quốc hiện đại từ nhiều góc nhìn trên nhiều phương diện để nghiên cứu về Phan Bội Châu, nhằm cung cấp thêm tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm.