Như Huy dịch

Vài lời người dịch:
Imagined Communities là một cuốn sách vô cùng quan trọng của Benedict Anderson. Trong nghiên cứu về chính trị học, xã hội học, nó có vai trò mở đường khi trọng tâm nghiên cứu của nó chính là về nguồn gốc và sự bành trướng của cái gọi là chủ nghĩa quốc gia/dân tộc. Trong cuốn sách, Benedict Anderson đã chứng minh rõ, khái niệm về quốc gia/dân tộc, tức một khái niệm mà theo ông “đã tạo điều kiện cho việc, trên hai thế kỷ qua, bao nhiêu triệu người sẵn sàng giết và sẵn sàng bị giết “, không phải là môt khái niệm có tính cố hữu, mà là một “tạo vật văn hóa”, có nguồn gốc từ sự mất dần đặc quyền được tiếp cận với các ngôn ngữ kinh thánh (ví dụ tiếng latin), các phong trào nhằm xóa bỏ ý tưởng về thần quyền và vương quyền, cũng như sự xuất hiện của các tờ báo in dưới hệ thống của chủ nghĩa tư bản. Có nghĩa là, theo ông, cái gọi là quốc gia/dân tộc, không phải là điều gì có sẵn và có tính thực hữu, mà chỉ là một sự tưởng tượng- hay dùng thuật ngữ của ông: “ một cộng đồng được tưởng tượng mà ra”.

 Đào Mục Đích
Tiến sĩ, Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM.

Võ Thanh Hương
Thạc sĩ, Khoa Việt Nam học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM.

  1. Khái lược về tình hình nghiên cứu Việt Nam ở phương Tây (Pháp và Mỹ)

  Việt Nam học là một ngành khoa học nghiên cứu Việt Nam trong tính tổng thể của nó, một ngành khoa học nghiên cứu về một vùng đất, về con người ở vùng đất ấy với tất cả mối quan hệ với thiên nhiên, với lịch sử và xã hội về mọi mặt, làm nổi rõ những đặc điểm, đặc thù của Việt Nam (Nguyễn Quang Ngọc, 2006, tr.3). Từ khi ra đời đến nay, Việt Nam học đã được nhiều thế hệ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, trí thức, chuyên gia, tác giả người Việt Nam và người nước ngoài cùng góp sức xây dựng, củng cố và phát triển qua những tác phẩm, những công trình nghiên cứu, những công trình dịch thuật (từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài) về đất nước và con người Việt Nam.

Cao Việt Anh

Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Hán Nôm (thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam).

EPHE đã kỷ niệm 150 năm hoạt động học thuật của mình vào năm 2018. Hành trình lịch sử của cơ quan nghiên cứu cao cấp về những khoa học liên quan chặt chẽ với con người chính là một chặng đường phát triển của nghiên cứu về Việt Nam đa diện trong tương quan khu vực và toàn cầu, nhấn mạnh một Việt Nam không biệt lập. EPHE được thành lập từ sắc lệnh được ban hành ngày 31 tháng 7 năm 1868 dưới triều đại Hoàng đế Napoléon Đệ Tam, bởi người xúc tiến thiết thực là chính trị gia - sử gia Victor Duruy (1811-1894) ở vị thế Bộ trưởng Bộ Giáo dục công của Pháp quốc. Trải qua 150 năm, EPHE đã tự miêu tả:

Cao Tự Thanh

Nói tới quá trình hiện đại hóa của văn học hiện đại Việt Nam cuối thế kỷ XIX, ai cũng phải nghĩ tới Trương Vĩnh Ký. Nhưng khác với những hiện tượng như Nguyễn Đình Chiểu mà hơn một thế kỷ qua bất cứ lực lượng chính trị hay văn hóa nào ở Việt Nam cũng phải khẳng định hay thừa nhận, đây lại là một hiện tượng đa diện và đa nghĩa.

Tác giả: Nguyễn Thụy Phương

Lời tòa soạn: Giới học thuật trong nước vừa dấy lên cuộc tranh luận xung quanh cuốn sách ‘Tâm lý dân tộc An Nam’, mới được tái bản của Paul Giran, giữa một bên cho rằng cần phải chấp nhận, biết ơn những nhận xét thẳng thắn của tác giả để hiểu thêm về tâm lý dân tộc An Nam, với một bên phản đối những phê phán sự hèn kém của một dân tộc này so với dân tộc khác và cái gọi là trách nhiệm đi khai sáng, dựa trên tiến hóa luận và phân biệt chủng tộc sâu sắc. Để có một điểm tựa cho thảo luận, cần phải nhìn lại tường tận gốc rễ vấn đề này, hiểu rõ quan điểm của Paul Giran xuất phát từ nền tảng nào. Do đó, cùng thảo luận lại luận thuyết ‘sứ mệnh khai hóa’ đã được hình thành, xây đắp, biện hộ và sử dụng cho công cuộc khai thác thuộc địa trong suốt thế kỷ 19 ra sao, là điều cần thiết.

Nguyễn Thị Chân Quỳnh

Chương X - NỬA DÒNG MÁU VIỆT 

 đây tôi không có ý định nói chung về tất cả những người lai Việt Nam mà chỉ đặc biệt chú ý tới bốn người đã cầm bút viết về quê ngoại của họ. Những người này đều có ít nhiều tên tuổi song mỗi người phản ứng một cách khi đề cập đến người Việt hay đất Việt. 
Samuel BARON nhận xét về người Việt ở thế kỷ 17 như sau : " tính tình hiền hậu nhưng hèn yếu, ưa khoác lác, hiếu học nhưng chỉ để ra làm quan... " 
Michel Đức CHAIGNEAU xác nhận người Việt ở thế kỷ thứ 19 cũng hay khoe khoang, khoác lác, lại ở bẩn...những nghệ nhân tài giỏi không phải không có nhưng bị chính thể vùi dập... 
Hai người này đã quan sát Việt Nam từ bên ngoài nhìn vào, trong khi ấy thì HỒ Dzếnh và Kim LEFÈVRE lại nhìn Việt Nam từ quả tim nhìn ra nên họ HỒ mới thủ thỉ : " Tôi yêu cái giải đất cần lao này, cái giải đất thoát được ra ngoài sự lọc lừa, phản trắc, cái giải đất chỉ bị bạc đãi mà không bạc đãi ai bao giờ ". 

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Bài viết này đặt lại vấn đề tiếp cận quan hệ “triều cống” như mô thức trung tâm trong các nghiên cứu quan hệ giữa Đông Nam Á với Trung Hoa. Thông qua việc khảo sát tương tác giữa các vương quốc Đông Nam Á với nhà Tống (thế kỷ X-XIII), bài viết lập luận rằng có sự dịch chuyển liên tục trong cấu trúc tương tác giữa Trung Hoa với Đông Nam Á mà khái niệm “triều cống” tỏ ra cứng nhắc và không phản ánh hết được những thay đổi của mô hình tương tác này, bao gồm việc di cư và sự bùng nổ của thương mại tư nhân.

Tác giả: Lại Nguyên Ân

Khi nói những gì đó về “người Việt” như một tập hợp có chung tính cách và tâm lý, tôi chợt nhớ ngay điều mà một vài bạn trẻ nhắc nhở: có vẻ như vấn đề này chỉ rõ rệt trong điều kiện đầu thế kỷ XX; còn ngày nay điều nổi lên lại là những lựa chọn cá nhân vốn thường đa dạng, việc nói đến những nội dung tính cách hay tâm lý chung của “người Việt” liệu có khả chấp hay chăng, nhất là xét về mặt phương pháp?