Vietnamese History and Society
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 921
Tác giả: Lê Trai
“Trên đỉnh tháp cao nhất, một ngọn lửa lớn bốc cao giữa hai gác chuông. Những tia lửa cuộn xoáy. Một ngọn lửa lớn lộn xộn, giận dữ, gió cuốn lên từng mảng trong màn khói mù mịt. […] Một sự câm lặng kinh hoàng giữa đám ăn mày. Chỉ nghe tiếng kêu báo động của những phụ tá linh mục bị nhốt trong tu viện.
[…] Bóng của những tòa tháp khổng lồ phóng to lên, trùm lên mái nhà của Paris. Trong ánh sáng chúng tạo thành những khoảng tối…”
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 1313
Tác giả: Nguyễn Đức Cung
Cách đây 10 năm, vào lúc 4 giờ sáng ngày 27 tháng 12 năm 1993 tại thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania, tôi được linh mục Trần Điển lúc bấy giờ (và hiện nay còn sống) hưu dưỡng tại Chi dòng Đồng Công Việt Nam ở Carthage, Missouri, báo tin linh mục Nguyễn Phương, nguyên giáo sư sử học thuộc Viện Đại Học Huế, cũng là thầy dạy của tôi đã từ trần sau một cuộc giải phẩu tim trước đó hai tuần lễ. Lòng tôi đau như cắt và bàng hoàng trước biến cố xảy ra rất đột ngột này.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 829
Tác giả: Vũ Đức Liêm
Có nhiều cách thức khác nhau để đánh giá vai trò của Nguyễn Công Trứ trong lịch sử Việt Nam. Dù là cách nào đi nữa thì dấu ấn và đóng góp của ông cho diễn trình lịch sử sơ kỳ hiện đại là không thể phủ nhận. Bài này gợi ra một góc nhìn khác về vai trò của ông trong cuộc chơi quyền lực và định hình chính trị ở Việt Nam đầu thế kỷ XIX: Nguyễn Công Trứ trên bàn cờ quyền lực của Minh Mệnh.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 974
Tác giả: Trần Gia Ninh
Khi đọc những câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. Hoặc “Người Việt Nam (tộc người Kinh) vì sao mà khó đồng hóa như vây?(1), nhiều người nghĩ chắc là ý kiến của những anh chàng người Việt nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa. Nhưng thật bất ngờ, những câu hỏi này và tương tự như vậy hiện là những chủ đề nóng của các diễn đàn tranh luận trên mạng Internet của người Trung Hoa, bằng tiếng Trung chứ không phải của người Việt.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 1262
Clarke W. Garret - Ngô Bắc dịch
Đế Quốc Pháp không còn nữa; nhưng trong khoảng thời gian tồn tại trong ba thế kỷ, nó đã hai lần đạt tới tầm vóc và tầm quan trọng thứ nhì, chỉ thua một đế quốc khác trên thế giới. Trong suốt quãng đời của Đế Quốc, nước Pháp được cai trị bởi hai triều đại quân chủ, hai nhà độc tài dòng họ Bonaparte, và năm nền cộng hòa. Song trong lịch sử lâu dài và biến đổi của nó, một chủ đề đã được lặp lại nhiều lần: chủ đề “đồng hóa.” Người Pháp chưa bao giờ hoàn toàn chắc chắn về ý nghĩa của nó.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 919
Tác giả: Trần Gia Ninh
Dải đất chữ S dưới con mắt của các nhà hàng hải phương Tây xưa
Tấm bản đồ hàng hải (nautical map) trong ảnh được vẽ vào khoảng giữa của thế kỷ 16, có lẽ là một bản đồ cổ nhất và khá đầy đủ mà các nhà hàng hải phương Tây vẽ về Phương Đông. Bản đồ gốc hiện được treo trên tường thư phòng của Hoàng Đế Phelipe II (1527-1598), trong cung điện El Escorial của Vương quốc Tây Ban Nha.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 2739
Tác giả: Nguyễn Hải Hoành
Cách đây 110 năm, một số nhà trí thức yêu nước tiên tiến đã thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) tại Hà Nội, khởi đầu một phong trào yêu nước chống phong kiến chống thực dân với tính chất hoàn toàn mới chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam. Ở đây, Nghĩa thục là trường tư thục (do tư nhân mở) vì nghĩa, tức vì lợi ích chung, không vì tư lợi, không thu tiền của người học. Đông Kinh là tên thành Thăng Long thời Hồ Quý Ly, tức Hà Nội hiện nay, địa điểm đặt trường.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 1248
Tác giả: Trần Ngọc Dũng
Bài viết này giải thích một phần nguyên nhân tại sao chính Pháp chứ không phải Anh là người nổ súng xâm lược Việt Nam, thông qua quá trình chuyển biến quan hệ Anh – Việt trước năm 1858. Những phân tích về vị trí, vai trò kinh tế, chính trị của Việt Nam ở Đông Á dưới góc nhìn của “người bên ngoài” – người Anh sẽ đem đến lời giải cho bước ngoặt của lịch sử này.