Vietnamese History and Society
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 638
Trần Trọng Dương
Những gì của Việt Nam đã hiện ra dưới sử bút trong suốt thế kỷ XX là một lịch sử thống nhất- xuyên suốt- thường hằng. Những cái đơn nhất- thống nhất có tính xuyên suốt thường hằng ấy, vẫn có những góc nhìn khác nhau, những giọng nói khác nhau. Đó là những lịch sử được tạo nên bởi giọng nói của người Việt ở đồng bằng bắc bộ. Trong thời quân chủ, đó là giọng của các nhà Nho. Trong thời Pháp thuộc đó là giọng nói nhiều màu sắc của những người bị quăng quật giữa “mưa Âu gió Á”. Trong thời hiện đại, đó là giọng của những sử gia Marxist. Dù với giọng nào thì họ cũng phát ngôn bằng những tiếng nói riêng, tạo nên sự đa thanh, đa tuyến của lịch sử đất nước.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 825
Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Giới sử học Trung Quốc xưa nay đều quan tâm vấn đề nguồn gốc dân tộc Kinh Việt Nam. “Học báo Đại học Dân tộc Quảng Tây” số tháng 10/2008 có đăng bài của Hoàng Thế Kiệt viết về các nhầm lẫn trong nghiên cứu vấn đề trên. Nói chung báo Trung Quốc rất hiếm bài viết về Việt Nam, vì thế chúng tôi xin giới thiệu tóm lược bài này. Các phần ghi trong ngoặc vuông là của người dịch. Tác giả Hoàng Thế Kiệt (1968-) người dân tộc Hán, là Nghiên cứu viên Đại học Dân tộc Quảng Tây, thuộc nhóm giữ quan điểm cho rằng người Kinh Việt Nam có nguồn gốc là người Lạc Việt cổ ở Trung Quốc – là quan điểm đang được tranh cãi. Ngoài ra, do nhiều lý do, không ít người Trung Quốc hiện nay còn hiểu sai về lịch sử và con người Việt Nam.
Điện ảnh Việt Nam và Trung Quốc về đề tài hoàng gia: từ vũ trụ luận Nho giáo đến chính trị sinh thái
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 794
Hoàng Cẩm Giang *
Tập trung vào điện ảnh Việt Nam với các phim tiêu biểu như "Tây Sơn hào kiệt" (2010), "Thiên mệnh anh hùng" (2012), "Tấm Cám chuyện chưa kể" (2016) và Trung Quốc với "Anh hùng" (2002), "Dạ Yến" (2006), "Xích Bích" (2008), bài viết không chỉ phân tích những điểm gặp gỡ trong cách thể hiện đề tài hoàng gia và cung đình ở hai đất nước vốn có nhiều chia sẻ về mặt ý hệ cả trong quá khứ lẫn hiện tại; mà còn cố gắng lý giải sự khác biệt giữa phim Việt Nam và Trung Quốc về đề tài hoàng gia liên quan đến việc tái sản xuất chủ đề vũ trụ luận Nho giáo và vấn đề công lý sinh thái/sinh học trong bối cảnh chính trị đương đại.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 718
LIAM C. KELLEY*
TÓM TẮT
Cho đến gần đây, hầu như tất cả thông tin về quá khứ ở Việt Nam đều do các học giả làm việc cho nhà nước, chủ yếu là các giáo sư đại học tiến hành, và được xuất bản dưới hình thức in. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các cá nhân đã bắt đầu sử dụng Internet để đưa ra những góc nhìn mới về quá khứ Việt Nam, và trong một số trường hợp là để in công trình của họ. Một số nhà sử học nghiệp dư này hiện đã đưa ra một bản văn mới về thời tiền sử Việt Nam. Bản văn này trình bày một cái nhìn cực kỳ tích cực về lịch sử của tổ tiên xa xưa của người Việt, coi họ về cơ bản là những người sáng lập ra nền văn minh Đông Á. Trong khi một số phương diện của câu chuyện này lần đầu tiên được nhà triết học Nam Việt Nam Lương Kim Định đưa ra vào những năm 1960, các nhà sử học nghiệp dư Việt Nam ở hải ngoại vào khoảng đầu thế kỷ 21 đã bổ sung điều mà họ cho là những phát hiện “khoa học” của các học giả “quốc tế” về vấn đề này. Cuối cùng, các học giả ở Việt Nam đã tiếp cận những ý tưởng này thông qua Internet và tổng hợp chúng với các công trình của các học giả đang làm việc tại Việt Nam. Sự lan truyền các ý tưởng từ miền Nam Việt Nam sang cộng đồng người hải ngoại và sau đó trở lại Việt Nam qua Internet mang lại một cái nhìn hấp dẫn về cách thức giao tiếp trong kỷ nguyên số, giúp một số tác giả từ các thế giới bị chia cắt trước đây của Việt Nam và cộng đồng người nước ngoài tìm ra điểm chung nhằm thúc đẩy tầm nhìn dân tộc về quá khứ xa xôi với mong muốn chung là tạo ra một nền tảng văn hóa và triết học vững chắc giúp người Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời đại toàn cầu.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 780
Trần Đức Thảo (1917-1993)
Vào tháng Ba trước, Hội nghị Liên Á tại New Delhi đưa ra thái độ rất rõ về sự cảm thông của nhân dân châu Á với Việt Nam trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc thực dân. Đây không phải chỉ là một động thái suông. Chính phủ Ấn Độ đã quyết định hạn chế đường bay của Pháp qua lãnh thổ nước mình, đồng thời, những người công nhân khuân vác ở cảng đã từ chối cung cấp thực phẩm cho việc vận chuyển quân đội Pháp.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 641
Tác giả: Nguyễn Thị Kiều Oanh
Trong buổi đầu của nền giáo dục bằng chữ quốc ngữ ở Việt Nam, Trương Vĩnh Ký được xem là người “mở đường” cho nhiều vấn đề: nhà giáo dạy chữ quốc ngữ đầu tiên, nhà ngôn ngữ học quốc ngữ đầu tiên, nhà báo quốc ngữ đầu tiên làm chánh tổng tài của tờ báo quốc ngữ đầu tiên; nhà báo tư nhân đầu tiên… Cuộc đời của Trương Vĩnh Ký đã trải qua nhiều thăng trầm và được đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của ông đối với nền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn chuyển hóa từ trung đại sang hiện đại. Trong đó, quan niệm và tư tưởng về giáo dục của ông có rất nhiều tiến bộ và vẫn còn giá trị cho đến ngày nay. Bài viết sử dụng các phương pháp như thống kê, phân tích – tổng hợp, so sánh… để cho thấy rõ những quan niệm tiến bộ về giáo dục của Trương Vĩnh Ký, bao gồm: xây dựng một nền giáo dục mang tính dân tộc, vì sự phát triển của dân tộc Việt Nam; mục tiêu và kiến thức giảng dạy gắn liền với thực tiễn; nhà giáo bản lĩnh, tận tụy, yêu nghề và cống hiến suốt đời.Những điều này cho đến nay vẫn là những mục tiêu trọng tâm của nền giáo dục Việt Nam.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 681
Trần Thuận*
- Vài nét về thân thế và sự nghiệp Trần Nhân Tông
Trần Nhân Tông “Tên húy là Khâm, con trưởng của Thánh Tông, mẹ là Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu, sinh năm Mậu Ngọ, Nguyên Phong năm thứ 8, tháng 11, ngày 11 [07.12.1258 – TT], được tinh anh thánh nhân, thuần túy đạo mạo, sắc thái như vàng, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng. Hai cung đều cho là lạ, gọi là Kim Tiên đồng tử. Trên vai bên trái có nốt ruồi đen, cho nên có thể cáng đáng được việc lớn, ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, băng ở am Ngọa Vân núi Yên Tử, đưa về táng ở Đức Lăng. Vua nhân từ hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước, thực là bậc vua hiền của nhà Trần”[1] (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 1998, tr.44).
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 768
Phan Văn Các
Ngót hai ngàn năm nay, chữ Hán, sản phẩm văn hóa độc đáo của dân tộc Trung Hoa trước sau đã truyền đến bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản cũng như Việt Nam, và được sử dụng như văn tự chính thức ở những thời kỳ lịch sử nhất định. ở hai địa đầu Đông bắc Á và Đông nam Á của vành đai văn hóa Hán, Hàn Quốc và Việt Nam, có nhiều mối tương quan và tương đồng văn hóa rất đặc sắc. Bài viết này cố gắng phác họa lại những đường nét chính trên bức tranh “chữ Hán ở bán đảo Triều Tiên”, “một khía cạnh của vấn đề so sánh Hán văn Việt Nam – Triều Tiên – Nhật Bản” mà hiện nay nhiều người đang quan tâm.