Tác giả: Hiền Trang

Thành phố có trước hay người thành phố có trước? Nếu xét về bình diện ngôn ngữ, thì từ “city” – thành phố - trong tiếng Anh bắt nguồn từ civitas trong tiếng Latinh, mà civis nghĩa là công dân. Còn trong vở “Coriolanus”, William Shakespeare cũng viết: “- Thành phố là gì, nếu không phải con người? - Phải, con người chính là thành phố.” Vậy tức là có thị dân rồi mới có thị thành.

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tiếng ta còn thì nước ta còn!

Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: 1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân tộc B, do chịu ảnh hưởng lâu dài của B mà A tự nhiên dần dần mất bản sắc của mình, cuối cùng bị B đồng hóa; đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người. 2- Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc nhỏ yếu hơn chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của một dân tộc lớn mạnh hơn; đây là một tội ác.

Tác giả: Hà Văn Thùy

Lời giới thiệu: Trong bài viết dưới đây, tác giả Hà Văn Thùy cho rằng phải viết lại lịch sử phương Đông cũng như lịch sử Việt Nam. Tác giả đưa ra lập luận này dựa trên một số phát hiện khoa học, cho rằng trái với nhận thức xưa nay, người hiện đại Homo Sapiens xuất hiện ở châu Phi từ 160.000 đến 180.000 năm trước; khoảng 70.000 năm trước, con người từ châu Phi theo ven biến Ấn Độ tới Việt Nam, rồi từ Việt Nam di cư ra các đảo Đông Nam Á, sang Ấn Độ và 40.000 năm trước lên khai phá Trung Hoa rồi từ đó vượt eo Berring chinh phục châu Mỹ… Mặc dù lập luận này còn gây nhiều tranh cãi nhưng để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng lại bài viết và hoan nghênh mọi ý kiến góp ý, phản biện.

NGUYỄN THỊ NGÂN
Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Do tình hình quốc tế và trong nước thay đổi, từ thế kỷ XIX, nhà Nguyễn mở rộng quan hệ thông thương và có chính sách ngoại giao với các nước trong khu vực, do đó các phái đoàn Việt Nam cũng thường xuyên đến các quốc gia Đông Nam Á. Một con số thống kê về những chuyến đi của quan chức triều Nguyễn tới khu vực Đông Nam Á những năm từ 1778 đến 1847 là: 11 chuyến đi Batavia, 2 chuyến đi Semarang, 6 chuyến đi Singapore, 2 chuyến đi Penang, 1 chuyến đi Malacca, 1 chuyến đi Johore, 2 chuyến đi Luzon và 2 chuyến đi Tiểu Tây Dương(1).

Thạc sĩ. Phạm Lê Ánh Vân

Tóm tắt

Trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế, Việt Nam đạt được thành tựu đáng kể trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó cũng tồn tại những vấn đề gây cản trở và hạn chế tốc độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam, trong đó có hiện tượng “chảy máu chất xám”. Có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề xuất các giải pháp cho vấn đề này, trong đó được đề cập đến nhiều nhất là giải pháp về sửa đổi luật để thu hút tối đa đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tiếp đến là đề xuất cải cách các quy định về thuế trong luật doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, và cuối cùng là quy định mức lương xứng đáng để giữ chân người tài.

“Chảy máu chất xám” ở Việt Nam:  giải pháp công nghệ và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp

TS. Huỳnh Đức Thiện

Tóm tắt

Trong những năm gần đây, khi nghiên cứu về lịch sử đương đại các nhà sử học rất quan tâm nghiên cứu về vấn đề phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tuyệt đại đa số các đề tài khoa học khi viết về chuyển biến kinh tế - xã hội thường không viết kỹ về phần phương pháp nghiên cứu và những vấn đề lý luận về chuyển biến kinh tế - xã hội. Theo chúng tôi, việc trình bày rõ ràng phương pháp nghiên cứu và cơ sở lý luận của đối tượng cần nghiên cứu là vấn đề quan trọng. Xuất phát từ thực tế đó, trong bài viết này chúng tôi xin góp phần đề xuất một số vấn đề khi nghiên cứu về lịch sử chuyển biến kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới.

Phương pháp và những vấn đề lý luận  khi nghiên cứu về chuyển biến Kinh tế - Xã hội thời kỳ đổi mới

GS.TS. Bùi Khánh Thế

Tóm tắt

“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” là câu danh ngôn Chủ tịch Hồ Chí Minh viện dẫn khi trao đổi ý kiến với Cụ Huỳnh Thúc Kháng, Quyền Chủ tịch nước trước khi sang Pháp đàm phán. Việc viện dẫn này không hoàn toàn là sự sáng tạo ngôn từ tức thời mà là kết quả của cả vốn văn hóa, nền tảng tư duy và quá trình trải nghiệm của chính Người. Bài viết này đi tìm hiểu cội nguồn, giá trị và một số hoàn cảnh áp dụng câu châm ngôn ấy.

Bài học từ câu chủ tịch Hồ Chí Minh viện dẫn “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

ThS. Nguyễn Thị Diễm Phương

Tóm tắt

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hóa sâu sắc, hoạt động du lịch không chỉ là hoạt động kinh tế mà còn là một hoạt động văn hóa. Bài viết giới thiệu một loại hình du lịch có đặc trưng phù hợp với điều kiện và tài nguyên du lịch của vùng Tây Nam Bộ. Du lịch nông thôn mang đến lợi ích về nhiều mặt, giúp nâng cao mức sống của cộng đồng cũng như góp phần phát huy và bảo tồn văn hóa truyền thống.

Phát triển du lịch nông thôn ở tây Nam Bộ: tiềm năng và thách thức