Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 707
Nguyễn Minh Chính*
ĐẶT VẤN ĐỀ
Là một phần quan trọng của ngôn ngữ, thành ngữ và cụm từ cố định (từ đây gọi chung là thành ngữ) chứa đựng trong nó những đặc trưng văn hóa, xã hội, v.v. của một cộng đồng, một dân tộc, một quốc gia. Dịch thành ngữ chính là truyền bá, đưa những đặc trưng đó ra khỏi cộng đồng, quốc gia, dân tộc đó. Những khác biệt về lịch sử, thói quen sinh hoạt, phong tục, thậm chí là địa lý môi trường, đặc trưng khí hậu và mọi khía cạnh trong cuộc sống, đều có thể được phản ánh trong thành ngữ.
* Tiến sĩ, Trường Đại học KHXH & Nhân văn, ĐHQG-HN.
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 713
Nguyễn Huỳnh Lâm
- Đặt vấn đề
Kỹ năng Viết trong việc học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Việt nói riêng cũng quan trọng như các kỹ năng còn lại như Nghe, Nói và Đọc. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, nếu không được quan tâm đúng mức, kỹ năng cốt yếu này lại rất dễ gây nhàm chán đối với đối tượng người học là sinh viên nước ngoài hệ chính quy đang theo học năm nhất tại Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 711
Nguyễn Hoàng Trung
DẪN NHẬP
Tên gọi của khung tham chiếu CEFR phản ánh ý định của các nhà soạn thảo châu Âu. Trước tiên, khái niệm “khung” (framework, cadre) thể hiện ý định xây dựng một bộ tài liệu ‘khung’ nhằm tạo điều kiện cho các quốc gia thực hiện một chính sách ngôn ngữ - với tư cách là sinh ngữ - một cách mạch lạc và có khả năng phối hợp giữa các quốc gia thành viên nhằm đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng của các chương trình giảng dạy. Khung tham chiếu CEFR không cổ xúy cho một học thuyết cụ thể nào trong việc dạy học, song nó hoàn toàn đề cao hướng tiếp cận “hành động” và “giao tiếp” trong dạy và học sinh ngữ vì một ngôn ngữ trước tiên là một phương tiện giao tiếp.
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 682
Trần Trọng Nghĩa
Nguyễn Hoàng Phương
- Đặt vấn đề
Khi đưa ra nhận định văn bản này khó, văn bản kia dễ thì tính chất khó hay dễ không hoàn toàn nằm ở bản thân của văn bản đó mà còn nằm ở thế so sánh của nhiều yếu tố khác như đối tượng, trình độ học viên và cả tính logic khoa học của thiết kế văn bản cũng góp phần làm nên nội hàm của tính chất này. Việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đang phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi công tác biên soạn tài liệu cũng như thiết kế văn bản dạy học cần được chú trọng đầu tư theo hướng quy mô, chuyên nghiệp hơn.
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 683
Lê Thị Thuỳ Vinh
- Đặt vấn đề
1.1. Trong công tác giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, giảng dạy từ vựng được quan tâm và đánh giá là một trong những phạm vi giảng dạy quan trọng bậc nhất. Bởi từ vựng là vật liệu để xây dựng ngôn ngữ, bộ mặt của từ vựng luôn phản ánh bộ mặt của ngôn ngữ. Hơn nữa, từ cũng là đơn vị cơ bản nhất đảm nhiệm nhiều chức năng của các đơn vị khác.
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 149
Bùi Duy Dương
Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HN.
- Bối cảnh
Năm 2018, hai nước Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm 45 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. 45 năm là một giai đoạn ngắn trong lịch sử quan hệ giao lưu có bề dày gần 1.300 năm giữa hai dân tộc, nhưng đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng, toàn diện của quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản. Quan hệ giữa hai dân tộc chúng ta khởi nguồn từ các mối liên hệ lịch sử, văn hóa, thương mại từ thế kỷ thứ VIII với âm nhạc Lâm Ấp của nhà sư Phật Triết mang tới cố đô Na-ra, hay quan hệ giao thương vào thế kỷ thứ XVI khi các Châu Ấn thuyền Nhật Bản đến Hội An, góp phần tạo dựng nên những trung tâm buôn bán sầm uất đầu tiên ở Việt Nam.
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 728
Đàm Trung Pháp
Các chủ ngữ vô hình
Nhiều câu trong tuyệt tác Truyện Kiều của thi bá Nguyễn Du chứa đựng những chủ ngữ vô hình, thiếu minh xác mà theo Đoàn Phú Tứ (1949) như “ẩn hình ngay trong động từ, ta không vạch được nó ra một cách rành rọt mà chỉ hội được nó, theo cái nghĩa của đoạn văn mà thôi.” Ông Đoàn đưa ra thí dụ dưới đây:
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 837
Nguyễn Cung Thông[1]
Phần này bàn về các từ chỉ màu xanh như xanh, thanh và biếc vào thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam cho đến thế kỉ XX. Ít người biết xanh cũng gắn liền với nền thi ca Việt Nam qua truyện Kiều: hai nhân vật chính là Thúy Kiều và Thúy Vân. Tên gọi Thúy 翠 nghĩa là màu xanh lục, một tên thường đặt cho phái nữ. Từ ‘xanh’ hiện nay lại mang thêm một nghĩa thời thượng và đặc biệt liên hệ đến môi trường sạch (không ô nhiễm, không bị đen[2]), khác xa với nét nghĩa nguyên thủy và cơ bản của xanh từ thời cổ đại. Đảng Xanh (Green party/A) cũng xuất hiện ở các nước tân tiến với đại học xanh, kỹ nghệ xanh, môn hóa học xanh (Green chemistry) và phong trào "ngày chủ nhật xanh" vào năm nay (2019) ở VN.