Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 1520
Tác giả: Nguyễn Ngọc Chính
Có thể nói, bất kỳ một ngôn ngữ trên trái đất này cũng đều trải qua hình thức vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Ảnh hưởng về văn hóa là một trong những tác động chính trong việc vay mượn về ngôn ngữ. Ngoài ra, còn phải kể đến các yếu tố khác như địa lý, lịch sử, chính trị và xã hội trong việc hình thành ngôn ngữ vay mượn. Miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng vốn là một “melting pot”, dễ dàng hòa nhập với các nền văn hóa khác từ tiếng Tàu, tiếng Pháp và cuối cùng là tiếng Anh.
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 1101
TTO - Roland Jacques - linh mục, nhà ngôn ngữ học người Pháp - luôn tin rằng Francesco De Pina (người Bồ Đào Nha), chớ không phải Đắc Lộ, là tác giả chữ quốc ngữ.
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 980
Lê Khắc Cường
Tóm tắt—Trong khi dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, người dạy thường đối diện với nhiều thắc mắc của học viên nước ngoài liên quan đến tiếng Việt. Bên cạnh những câu hỏi không dễ trả lời vì sự phức tạp về mặt khoa học, còn có khá nhiều câu hỏi khó trả lời không kém do sự thiếu vắng các quy định mà lẽ ra không thể thiếu đối với một ngôn ngữ quốc gia có trên 90 triệu người nói như tiếng Việt.
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 1038
Phan Thanh Tâm
Tóm tắt—Bài viết này trình bày những vấn đề cơ bản về Hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Stiêng nhằm xác định những nét tương đồng và dị biệt của đại từ nhân xưng trong tiếng Stiêng với đại từ nhân xưng trong tiếng Việt. Hệ thống đại từ nhân xưng của mỗi dân tộc không những thực hiện chức năng xưng gọi mà còn thể hiện đặc điểm ngôn ngữ và văn hoá giao tiếp của dân tộc đó. Vị trí của đại từ nhân xưng trong tiếng Stiêng và sắc thái biểu cảm của nó trong giao tiếp xã hội có những nét đặc trưng riêng trong cách sử dụng.
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 980
Nguyễn Trần Quý
Tóm tắt—Trong nghiên cứu ngữ âm học, cần có số liệu làm minh chứng xác thực. Thủ pháp phân tích ngữ âm học có giá trị cho việc kiểm chứng các giả thuyết âm vị trước đây. Qua đó, nêu lên cơ sở khoa học để củng cố các quan niệm nghiên cứu ngữ âm, âm vị học chính thống. Nếu như các chỉ số của formant F1, F2, F3 được xem là cơ sở để đo đạc các nguyên âm thì đối với phụ âm, các chỉ số Voice onset time (VOT), độ dịch chuyển formant, tiền formant, tần số quỹ tích formant sẽ được chú ý.
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 1021
Trần Thủy Vịnh
Tóm tắt—Truyện cười (jokes) rất phổ biến trong cuộc sống - tuy ngắn gọn nhưng tinh tế, đậm chất nghệ thuật của ngôn từ. Tiếng Việt cũng như tiếng Anh đều có nhiều truyện cười dựa trên cơ sở vận dụng hiện tượng mơ hồ ngôn ngữ. Người nghe/người đọc nhận ra các tình huống, sự kiện tức cười nhờ có “công cụ” mơ hồ ngôn ngữ kết hợp với kiến thức và sự nhạy cảm ngôn ngữ của mình.
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 826
Phan Trần Công
Tóm tắt—Mối quan hệ gần - xa giữa các ngôn ngữ trong ngữ hệ thể hiện qua tỷ lệ tương ứng từ vựng, nhất là từ vựng cơ bản, giữa các ngôn ngữ đó. So sánh từ vựng để xác minh quan hệ ngôn ngữ còn giúp xác định nguồn gốc của các ngôn ngữ trong vòng khả nghi, mà cụ thể trong bài này là tiếng Tà Mun.
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 949
Võ Thị Ngọc Ân
Tóm tắt—Hiện tượng chuyển loại được xem là một trong những hiện tượng có tính phổ quát của ngôn ngữ. Có thể nói quan niệm này bắt nguồn từ học thuyết của F.de Saussure về bản chất hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ. Nghĩa, theo F.de Saussure, là quan hệ giữa cái biểu hiện (signifier) - vỏ ngữ âm của từ - hữu hạn và cái được biểu hiện (signified) - hiện thực khách quan cần phản ánh - vô hạn. Chuyển loại là một trong những cách hiệu quả nhất tạo từ mới trong tiếng Việt cũng như tiếng Anh, thể hiện một đặc tính quan trọng của ngôn ngữ: tính tiết kiệm.
Hiện tượng chuyên loại giữa danh từ và động từ trong tiếng Việt và tiếng Anh