ThS. Phan Thanh Tâm

Tóm tắt

Bài viết này trình bày về cụm động từ tiếng Stieng có các thành phần phụ trước, thành phần trung tâm và thành phần phụ sau tương tự như cụm động từ trong tiếng Việt và cũng có chức năng làm thành phần kiến tạo nên câu, đồng thời nó cũng có thể đứng độc lập trong những ngữ cảnh cụ thể tạo nên một thông báo giữa người nói và người nghe.

Cụm động từ tiếng Stiêng

TS. Nguyễn Hoàng Phương

Tóm tắt

Trong Mental Spaces, Giles Fauconier cho rằng một biểu thức ngôn ngữ bất kỳ nào cũng sẽ gợi lên một vùng không gian tinh thần trong tâm thức của chủ thể tiếp nhận. Đây là một lí thuyết hoàn toàn đúng đắn trong nghiên cứu ngôn ngữ học theo quan điểm tri nhận, đã được kiểm chứng không chỉ riêng trong lĩnh vực ngôn ngữ mà cả tâm lí học, thần kinh học, văn hóa học, triết học, dân tộc học, v.v. Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu các yếu tố không gian tri nhận của động từ tri giác tiếng Việt và tiếng Anh.

Không gian tri nhận của động từ tri giác

Thạc sĩ. Nguyễn Thanh Phong–  Cử nhân. Trần Thị Tâm

Tóm tắt

Văn nói, văn hội thoại tiếng Việt phản ánh tính đa dạng trong cách biểu hiện ngôn từ ngữ nghĩa của người Việt. Một đơn vị câu chuẩn (theo chuẩn ngữ pháp) có thể có nhiều biến thể kèm theo các yếu tố tình thái – hàm ngôn. Chúng tôi muốn tìm hiểu thêm hoạt động của các kiểu kết hợp có biểu thị ý nghĩa mức độ, bên cạnh nhóm từ rất – quá – lắm. Công việc này cũng như là một cố gắng muốn tìm hiểu thêm những kết hợp biểu thị mức độ thường dùng trong văn hội thoại, bên cạnh các từ chỉ mức độ thường được đề cập đến từ trước đến nay rất – quá – lắm.

Các kết hợp biểu thị nghĩa mức độ bên cạnh nhóm từ rất – quá – lắm

TS. Nguyễn Vân Phổ

Tóm tắt

Trong bài viết này tác giả đã phân tích các đặc trưng ngữ pháp và ngữ nghĩa của “cùng” với tư cách là một vị từ, một vị từ tình thái và một giới từ. Tác giả chứng minh rằng “cùng” là một tác tử đánh dấu thuyết đồng nhất (trong khi đó, “đều” đánh dấu đề đồng nhất). Nói cách khác, “cùng” cho thấy rằng các đối tượng đồng quy (“gặp nhau”) ở hành động, thuộc tính, trạng thái của chúng. Trong cấu trúc của “cùng” thường có mặt liên đới thể. Liên đới thể có thể ẩn nếu nó được bao hàm trong một danh ngữ phức số làm đề (chủ ngữ) của câu; lúc này, nó có thể được nhận diện dưới hình thức một đại từ tương hỗ.

“cùng” – tác tử đánh dấu thuyết đồng nhất

 

ThS. Cù Thị Minh Ngọc

Tóm tắt

Mục tiêu cuối cùng của đa số học viên học tiếng Việt tại khoa Việt Nam học là có thể sử dụng được tiếng Việt trong cuộc sống hàng ngày, đáp ứng các nhu cầu về công việc, giao tiếp của họ. Chính vì vậy, ngoài các vấn đề lý thuyết được giảng dạy tại lớp, cơ hội tự học và thực hành tiếng Việt là một điều kiện tiên quyết giúp học viên đạt được mục tiêu này cách nhanh chóng. Đối với nhiều học viên, lớp học là một môi trường thực hành Tiếng Việt thuận lợi. Tuy nhiên, đây chỉ là một môi trường giả lập, không thật.

Khó khăn trong việc thực hành tiếng Việt ngoài lớp học của học viên Hàn Quốc tại khoa Việt Nam học - trường Đại học khxh&nv, đhqg-hcm

ThS. Nguyễn Tuấn Nghĩa

Tóm tắt

Bài viết tổng hợp một số kinh nghiệm thực tế mà chúng tôi thu được trong quá trình giảng dạy tiếng Việt tại Khoa Việt Nam học, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM với mong muốn có thể góp thêm một số giải pháp tương đối hiệu quả trong việc tạo ra tâm lí học tập tích cực cho các học viên nước ngoài đang học tiếng Việt trong và ngoài nước.

Xây dựng tâm lí tích cực cho học viên tiếng Việt

TS. Trần Trọng Nghĩa

Tóm tắt

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hiện đại hóa trong giáo dục, hai khái niệm rất quan trọng là đào tạo theo hướng phát triển năng lực và xây dựng chuẩn đầu ra. Tất cả nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực đủ khả năng đáp ứng cho thị trường lao động của cuộc cách mạng 4.0 trong giai đoạn đầu của thế kỉ XXI. Tình hình dạy học nói chung và cụ thể là dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hoàn toàn không thể đứng ngoài cuộc.

Bàn về độ khó trong bài tập tiếng Việt cho người nước ngoài

TS. Lê Thị Hồng Minh

Tóm tắt

Bài viết này là một gợi ý về nguồn từ đồng âm mà người giảng dạy có thể khai thác để làm cho bài dạy thêm hấp dẫn, giảm thiểu độ khó đối với người học. Đó là: từ đồng âm trong ca dao, dân ca, trong câu đố, câu đối và từ đồng âm từ một số nguồn tư liệu khác. Khai thác sự độc đáo của thú chơi chữ, những cách thử thách trí thông minh và khả năng sử dụng từ đồng âm linh hoạt sẽ không chỉ giúp người học cảm thấy thú vị, tiếp nhận ngôn ngữ tiếng Việt dễ dàng hơn mà còn giúp người học hiểu thêm về văn học, văn hóa, tính cách của người Việt.

Dạy từ đồng âm qua một số thể loại thơ ca dân gian và câu đối