Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 303
NGUYỀN THỊ THANH CHUNG*
Tóm tắt: Những từ ghép Hán Việt có cơ chế ngữ âm tương đồng với từ láy thường có các yếu tố Hán Việt tạo từ không phổ cập về nghĩa khiến cho người dùng gặp phải những khó khăn khi sử dụng, thậm chí có thể xác định nhầm từ ghép thành từ láy. Căn nguyên dẫn đến hiện tượng này chủ yếu do yếu tố Hán Việt có tần suất gia nhập vào tiêng Việt thấp, yếu tố Hán Việt bị mờ nghĩa gốc. từ ghép Hán Việt có nguồn gốc từ kinh điển, thư tịch cổ. Bài viết xác lập 75 từ ghép Hán Việt mang những đặc điểm trên và xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt, phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố trong từng từ. Đồng thời, các từ ghép Hán Việt này được khảo luận tầm nguyên để nhận định về khả năng vay mượn và sáng tạo của chúng so với từ trong tiếng Hán. Trong mối tương quan này, những từ ghép Hán Việt mang cơ chế ngữ âm tương đồng với từ láy được phân chia thành 04 nhóm gồm nhóm từ sáng tạo, nhóm từ phát triển nét nghĩa, nhóm từ vay mượn nét nghĩa, nhóm từ vay mượn. Kết quả khảo luận tầm nguyên giúp cho một phần từ vựng được phân tích tường tận, qua đó khẳng định được tính linh hoạt, khả năng độc lập của tiếng Việt trong quá trình phát triến từ xưa đến nay.
Từ khóa: Từ ghép Hán Việt, từ láy, yếu tố Hán Việt, cơ chế ngữ âm.
Khảo luận tầm nguyên từ ghép Hán Việt có cơ chế ngữ âm tương đồng từ láy
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 546
Tác giả: Cao Tự Thanh
Tháng 6/2020, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội gửi công văn tới đối tác yêu cầu thu hồi cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt của hai tác giả Hà Quang Năng, Hà Thị Quế Hương. Tháng 7/2020, có nhà sách thông báo là người mua cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt (dành cho học sinh) của tác giả Nguyễn Văn Khang được trả và nhận lại tiền nếu không muốn dùng nữa. Tuy nhiên nếu loại sách này có những cái sai hay bị coi là sai cũng là sự bình thường, điều đáng suy nghĩ hơn là vì sao chúng lại xuất hiện.
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 566
Nguyễn Cung Thông[1]
(phần 27)
Phần này bàn về cụm danh từ "khoa học" trong tiếng Việt từ thời bình minh của chữ quốc ngữ đến nay. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "The Emergence of the Modern Sino-Japnese Lexicon – Seven Studies" (chủ biên/dịch giả Joshua A. Fogel – NXB Brill – Leiden/London 2015), và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 754
ANASTASIA RIEHL
Tôi đã gặp người nói tiếng Naati cuối cùng trên một bãi biển trống vắng ở Malekula, một hòn đảo Vanuatu thuộc Nam Thái Bình Dương. Tôi đã đi bộ hàng giờ dọc theo những con đường hẹp xuyên qua khu rừng rậm rạp, nóng bức, lội qua dòng suối thỉnh thoảng nước cao đến ngang eo lưng với túi thiết bị ghi âm được đội trên đầu. Khi tôi thả túi đồ của mình xuống cát, một người từ vách đá gần đó nhảy xuống và băng qua bãi biển tiến về phía tôi.
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 735
Quyên Di*
Dấu thanh: Một sáng kiến tuyệt vời
Chữ Quốc ngữ là thứ chữ được xây dựng trên căn bản là “âm”. Âm phát ra thế nào thì dùng các ký hiệu là những chữ cái và những dấu thanh để ghi lại âm đó trên giấy. Nhìn những ký hiệu được nối kết ấy mà người ta đọc được những âm mà những ký hiệu ấy ghi lại. Cũng như người biết xướng âm một bản nhạc được ghi trên giấy bằng những “nốt” đô, rê, mi, pha, son, la, si, dấu móc, dấu đen, dấu trắng, dấu tròn,…, người đọc chữ Quốc ngữ cũng “xướng âm” “bản văn nói” được ghi trên giấy bằng “bản văn viết”.
* Giáo sư, Tiến sĩ, Đại học California, Los Angeles (UCLA), Hoa Kỳ.
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 793
Shimizu Masaaki*
Lịch sử học tập và giảng dạy tiếng Việt của người Nhật từ đầu thế kỷ XVIII cho đến giữa thế kỷ XX được chia làm hai giai đoạn: (1) thời kỳ bế quan tỏa cảng (thế kỷ XVIII) và (2) từ thời kỳ Pháp thuộc (đầu thế kỷ XIX) đến thời kỳ Nhật chiếm đóng Việt Nam (thập niên 1940). Đối tượng chính dùng để phân tích của từng giai đoạn là tiếng Việt trong các bộ phiêu lưu ký; các giáo trình dành cho Đông Kinh thông sự; sách giới thiệu lịch sử nước An Nam và các giáo trình tiếng An Nam giữa thế kỷ XX.
* Giáo sư, Đại học Osaka, Nhật Bản.
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 744
Nguyễn Cung Thông[1]
(phần 24)
Phần này bàn về bản tường trình hàng năm gởi từ Ma Cao của LM Dòng Tên João Rodrigues Girão cho năm 1619. Ngoài bức thư bằng tiếng Bồ-Đào-Nha này, các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
[1] Nghiên cứu ngôn ngữ độc lập ở Melbourne (Úc) – email This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 762
Nguyễn Cung Thông[1]
(phần 21B)
Phần này bàn về cách dùng quan tiền và các cách tính tiền thời trước và thời LM de Rhodes, dựa vào tự điển Việt Bồ La và một số tài liệu chữ quốc ngữ và nước ngoài. Ngoài ra, một số nhận xét của người ngoại quốc khi dùng đồng tiền An Nam cũng cho thấy thực trạng của loại tiền này. Các phê bình này hầu như thiếu vắng trong tài liệu Hán, Nôm hay chữ quốc ngữ. Đây là những chủ đề có rất ít người đề cập hay khảo sát sâu xa. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false .