Quyết định giao nhiệm vụ bồi dưỡng, đánh giá và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài

Trường ĐHKHXHNV (ĐHQG TP.HCM) được Bộ Giáo dục & Đào tạo chính thức giao nhiệm vụ Bồi dưỡng, Đánh giá và Cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài.
Chứng chỉ năng lực tiếng Việt do Trường ĐH KHXHNV cấp theo khung khung năng lực có 6 bậc tương ứng với khung tham chiếu châu Âu.
Trung bình mỗi năm, Khoa Việt Nam học, Trường ĐHKHXHNV tổ chức 6 kỳ thi, vào các tháng lẻ (tháng 1, 3, 5, 7, 9 và 11). Ngoài ra, mỗi năm Khoa còn tổ chức 01 kỳ thi tăng cường vào tháng 4 (tại TPHCM) và 02 kỳ thi tăng cường vào tháng 6 và tháng 12, tại Trường Đại học Công nghệ Chihlee, Đài Loan.
 Ở Việt Nam, Người nước ngoài thể đăng ký và dự thi tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Số 12, Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCM (Tel: +84 28 38 225009; Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.)

________________________________________________________________________________________________________

Tổ chức thi và cấp chứng chỉ năng lực tiếng Việt

Một trong những thành tựu mà Khoa Việt Nam học đạt được trong suốt hai mươi năm qua đó là việc tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài. Lúc đầu, Khoa đã tổ chức các kỳ thi cấp chứng chỉ tiếng Việt theo 3 cấp độ: Sơ cấp, Trung cấp, Nâng cao, tương ứng với trình độ A, B, C.

Từ tháng  02 năm 2017 đến nay, thực hiện Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT về việc Ban hành khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài và Định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài theo Quyết định số 2097/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 06 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo và chỉ đạo của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Việt Nam học đã thay đổi cấp độ đánh giá năng lực tiếng Việt và định dạng đề thi năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài theo khung năng lực có 6 cấp độ: Sơ cấp 1 - 2, Trung cấp 1 - 2, Nâng cao 1 - 2 tương ứng với khung tham chiếu châu Âu là A1, A2, B1, B2, C1, C2.

Tính đến thời điểm này, Khoa Việt Nam học đã tổ chức hơn 200 kỳ thi trong và ngoài nước với khoảng hơn 6.500 thí sinh đăng ký dự thi. Số thí sinh đăng ký dự thi mỗi năm đều tăng. Đặc biệt, từ tháng 11/2018 đến nay, số lượng thí sinh tăng vượt bậc, trong đó có kỳ thi lên đến hơn 200 thí sinh tham gia. 

  1. Kết quả thi được đánh giá như thế nào?                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                      

Khung năng lực tiếng Việt

Điểm

Trung bình

Khung tham chiếu Châu Âu

Sơ cấp

 

Bậc 1

Trình độ tương đương lớp Elementary 2, đã học 160 tiết, xong sách VSL 1

1,0 - 1,5

A1

Bậc 2

Trình độ tương đương lớp Elementary 4, đã học 320 tiết, học xong sách VSL 2

2,0 - 3,5

A2

Trung cấp

Bậc 3

Trình độ tương đương lớp Intermediate 2, đã học 480 tiết, học xong sách VSL 3

4,0 - 5,5

B1

Bậc 4

Trình độ tương đương lớp Intermediate 4, đã học xong 640 tiết, học xong sách VSL 4

6,0 - 7,0

B2

Cao cấp

Bậc 5

Trình độ tương đương lớp Advanced 1, đã học 720 tiết, học xong bài 5, sách VSL 5

7,5 - 8,5

C1

Bậc 6

Trình độ tương đương lớp Advanced 2, đã học 800 tiết, học xong sách VSL 5 và các sách nâng cao khác.

9,0 – 10

C2

 

Cách tính điểm

Mỗi kỹ năng được đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 10, làm tròn đến 0,5 điểm.

Điểm trung bình của 4 kỹ năng: Làm tròn đến 0,5 điểm, được dùng để xác định bậc năng lực sử dụng tiếng Việt. Thí sinh đạt 0 điểm của 1 trong 4 kỹ năng thì không quy đổi điểm sang các bậc năng lực trung bình.

Bảng quy đổi điểm sang các bậc năng lực

 

Điếm

Bậc năng lực

Mô tả tống quát

1,0 -1,5

1

Hiểu và sử dụng được các cấu trúc ngôn ngữ quen thuộc; sử dụng được các từ ngữ cơ bản để đáp ưng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Tự giới thiệu bản thân và giới thiệu người khác; trình bày được những thông tin về bản thân như: Nơi sinh sống, người thân, bạn bè,... Có khả năng giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ r àng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ.

2,0 - 3,5

2

Hiểu các câu và cấu trúc ngôn ngữ thường dùng, li ên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản như: Thông tin về gia đình, bản thân, mua bán, hỏi đường, việc làm,. Có khả năng trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày, mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.

4,0 - 5,5

3

Hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về những chủ đề quen thuộc trong công việc, học tập, giải trí. Có khả năng xử lý được hầu hết các tình huống xảy ra khi đến nơi có sử dụng tiếng Việt. Viết được đoạn văn đơn giản liên quan đến những chủ đề quen thuộc mà mình quan tâm. Mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, mong muốn và trình bày ngắn gọn được lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình.

6,0 - 7,0

4

Hiểu được ý chính của một văn bản tương đối phức tạp về những chủ đề khác nhau, kể cả những trao đổi có nội dung thuộc về lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Có khả năng giao tiếp tự nhiên, trôi chảy với người Việt. Viết những văn bản rõ r àng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và nêu được quan điểm của mình về một vấn đề. Chỉ ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án khác nhau.

7,5 - 8,5

5

Nhận biết và hiểu được hàm ý của những văn bản dài, có phạm vi nội dung rộng. Có khả năng diễn đạt trôi chảy, tức thì, không khó khan khi tìm từ ngữ diễn đạt.

Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích quan hệ xã hội, mục đích học thuật và chuyên môn. Viết rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ ngữ nối câu và các công cụ liên kết trong văn bản.

9,0-10

6

Dễ dàng hiêu hầu hết các văn bản nói và viết. Có khả năng tóm tăt được các nguồn thông tin nói hoặc viết, săp xếp lại và trình bày lại được một cách logic. Diễn đạt rât trôi chảy và chính xác, phân biệt được những khác biệt tinh tế về ý nghĩa trong các tình huống phức tạp.

  1. Chứng chỉ NLTV có giá trị như thế nào?

Chứng chỉ tiếng Việt do Trường ĐH KHXH&NV cấp không chỉ là chứng nhận cho kết quả học tập của học viên mà còn là một trong những điều kiện để người nước ngoài học tập hoặc tham gia tuyển dụng làm việc tại các công ty, xí nghiệp có vốn nước ngoài/liên doanh tại TPHCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu,…

Chứng chỉ có giá trị trong vòng 02 năm.

  1. Thời gian tổ chức các kỳ thi 

Trung bình mỗi năm, Khoa tổ chức 6 kỳ thi, vào các tháng lẻ (tháng 1, 3, 5, 7, 9 và 11). Ngoài ra, mỗi năm Khoa còn tổ chức 01 kỳ thi tăng cường vào tháng 4 (tại TPHCM) và 02 kỳ thi tăng cường vào tháng 6 và tháng 12, tại Trường Đại học Công nghệ Chihlee, Đài Loan. 

  1. Hình thức thi

Để các kỳ thi được khách quan và đạt kết quả cao, Khoa Việt Nam học đã không ngừng đổi mới trong công tác biên soạn đề thi, tổ chức thi và chấm thi.

Hiện nay, Khoa đã áp dụng hình thức thi: Thi Online với hai kỹ năng: Nghe hiểu và Đọc hiểu. Thi trực tiếp với hai kỹ năng Viết và Nói. Cùng một thời điểm, thí sinh có thể thi Nghe hiểu và Đọc hiểu ở nhiều nơi khác nhau.

  1. Có thể đăng ký dự thi ở đâu?

Ở Việt Nam, bạn có thể đăng ký và dự thi tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Số 12, Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCM

Ở Hàn Quốc, bạn có thể đăng ký thi tại Viện Giáo dục Ngoại ngữ SISA.

Số 14F, Sisa Bldg, 28 Teheran – no 4- gil, Seoul 06241.

Ở Đài Loan, bạn có thể đăng ký và dự thi tại hai cơ sở:

  • Đại học Công nghệ Chihlee, Thành phố Đài Bắc.

Viện Thương mại Quốc tế Đài Loan (ITI), Thành phố Tân Trúc.