1.1. Tiền thân Khoa Việt Nam học (1990-1998)
Tiền thân của Khoa Việt Nam học là tổ tiếng Việt cho người nước ngoài thuộc Khoa Ngữ văn, được thành lập vào năm 1980, do thầy Trần Chút phụ trách. Những giảng viên đầu tiên tham gia tổ này là các thầy cô: Trần Thị Minh Giới, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Hân, Lê Thị Minh Hằng, Thạch Ngọc Minh. Nhiệm vụ của Tổ trước hết là dạy tiếng Việt cho người Campuchia. Sau đó tổ tiếng Việt tách ra thành Bộ môn Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam - Đông Nam Á, Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập ngày 14/3/1990. GS.TS.NGND Bùi Khánh Thế được bổ nhiệm làm giám đốc Trung tâm (từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1990), sau đó người kế nhiệm là PGS.TS Nguyễn Văn Lịch (cho đến tháng 5 năm 1998).
GS.TS.NGND Bùi Khánh Thế và PGS.TS Nguyễn Văn Lịch
Xác định dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, trung tâm đã tập trung biên soạn bộ giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài gồm 6 cấp độ và một số tài liệu bổ trợ khác. Sau một thời gian đưa vào sử dụng, bộ sách được giới chuyên môn, học viên, sinh viên đánh giá cao và chính thức được xuất bản.
Năm 1998, Hội nghị khoa học quốc tế Việt Nam học lần thứ nhất được tổ chức tại hội trường Ba Đình, Hà Nội với sự tham gia của hàng trăm nhà Việt Nam học hàng đầu thế giới (các nước châu Âu như Pháp, Anh, Nga, Đức, Hà Lan; Hoa Kỳ; các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan; Australia v.v.). Đó là sự kiện đánh dấu sự phát triển của ngành Việt Nam học ở Việt Nam, cũng là “cú hích” để Khoa Việt Nam học ra đời. Năm 1998, Khoa Việt Nam học được thành lập theo Quyết định số 439/QĐ/ĐHQG/TCCB, ngày 26/12/1998 của Giám đốc ĐHQG-HCM. Như vậy, giai đoạn 1990-1998 là chặng đường rất quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển của khoa Việt Nam học.
Khoa Việt Nam học đón đoàn sinh viên trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS), năm 1998
1.2. Khoa Việt Nam học 1998-2007
Sau khi thành lập Khoa Việt Nam học, PGS.TS Nguyễn Văn Lịch tiếp tục được bổ nhiệm làm Trưởng khoa. Năm học 2000-2001, Khoa đào tạo cử nhân Việt Nam học cho người nước ngoài khóa đầu tiên, với 13 sinh viên.
Đội ngũ cán bộ - giảng viên - công nhân viên của Khoa
(trong những ngày đầu mới thành lập)
Năm 2004, khóa sinh viên đầu tiên tốt nghiệp và Khoa đã có những tân Cử nhân Việt Nam học đầu tiên. Bên cạnh đó, các khóa tiếng Việt ngắn hạn cũng thu hút nhiều sinh viên nước ngoài, trong đó có những đoàn sinh viên đến từ các trường đại học lớn trên thế giới. Đến thời điểm này, Khoa Việt Nam học đã khẳng định được vị trí của mình trong trường ĐH KHXH-NV.
Khoa Việt Nam học đón đoàn sinh viên trường Đại học Kanda – Nhật Bản
Khoa Việt Nam học tổ chức buổi tiệc tân niên dành cho sinh viên quốc tế
Sinh viên Khoa Việt Nam học tham gia hội diễn văn nghệ toàn trường
1.3. Khoa Việt Nam học 2007-2012
Trong giai đoạn 2007-2012, PGS.TS Nguyễn Văn Huệ được bổ nhiệm làm Trưởng khoa. Phó Trưởng khoa là TS Trần Thị Minh Giới và TS Nguyễn Hoàng Trung (2009-2010). Đến năm 2012, Khoa có 28 cán bộ công nhân viên. Trong số cán bộ giảng dạy có 4 phó giáo sư, 7 tiến sĩ, 12 thạc sĩ, 5 chuyên viên.
Đây là giai đoạn Khoa Việt Nam học đã phát triển về nhiều mặt và đạt được những thành tựu to lớn: Đào tạo tiếng Việt ngắn hạn cho hơn 12.000 học viên người nước ngoài với hơn 15.000 lượt đăng ký; đã hoàn chỉnh chương trình đào tạo ngành Việt Nam học theo học chế tín chỉ; triển khai đào tạo Cao học ngành Việt Nam học; tổ chức được nhiều hội thảo khoa học và xuất bản kỷ yếu về giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt. Đặc biệt, ngày 08/01/2012, chương trình đào tạo đại học ngành Việt Nam học đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng AUN-QA (ASEAN Universities Network – Quality Assurance). Đây là chương trình đào tạo bậc đại học đầu tiên của Trường đạt được chuẩn này và là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của Khoa.
Với những thành tích đã đạt được, Khoa đã nhận được nhiều bằng khen và danh hiệu cao quý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ĐHQG TPHCM, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, trong đó có Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích hoàn thành tốt công tác kiểm định chương trình đào tạo ngành Việt Nam học theo chuẩn AUN-QA.
Một số hình ảnh kỷ niệm
Thầy Nguyễn Văn Huệ với các em tân sinh viên Khoa Việt Nam học, năm 2011
Thầy Nguyễn Văn Huệ, cô Phan Thị Yến Tuyết, cô Đinh Lê Thư, cô Nguyễn Hoàng Yến cùng với các bạn sinh viên trong lễ hội khoa 2012
1.4. Khoa Việt Nam học 2012 - 2018
Nhiệm kỳ 2012-2018, PGS.TS Lê Khắc Cường được bổ nhiệm làm Trưởng khoa. Phó Trưởng khoa gồm các thầy cô: TS Trần Thủy Vịnh, ThS Nguyễn Thị Thanh Hà (01/2013-3/2014), ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến (4/2014-11/2015), TS Huỳnh Đức Thiện (12/2013-6/2018), ThS Phan Thái Bình (12/2015-6/2018). Đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên của Khoa có sự tăng mạnh so với nhiệm kỳ trước. Tính đến tháng 11 năm 2018, số cán bộ, viên chức cơ hữu của Khoa là 37 (28 GV, 9 CV).
Trong giai đoạn này, Khoa tập trung vào những nhiệm vụ chính: Đào tạo hệ chính quy bậc Cử nhân và Cao học ngành Việt Nam học; Giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam hệ ngắn hạn cho học viên và các đoàn sinh viên nước ngoài có quan hệ hợp tác với Trường; Tổ chức thi và cấp chứng chỉ năng lực tiếng Việt; Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học gắn liền với công tác đào tạo, phục vụ thực tiễn xã hội; Chuẩn bị cho công tác đánh giá ngoài (AUN – QA) chương trình đào tạo Thạc sĩ Việt Nam học,...
Đặc biệt, từ năm 2013-2018, Khoa Việt Nam học có sự mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đơn vị trong và ngoài nước như giảng dạy tiếng việt cho nhân viên Lãnh sự quán Mỹ, cho sinh viên nước ngoài Trường ĐHBK TPHCM, Viện Thương mại Quốc tế TAITRA (Đài Loan),… Việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ năng lực tiếng Việt được chuyển sang hình thức online (từ 2015). Trong đó có nhiều kỳ thi được tổ chức đồng thời ở Việt Nam, Hàn Quốc và Đài Loan.
Hàng năm, Khoa còn tổ chức nhiều “Study tour” cho hàng trăm giáo sư, sinh viên từ các trường đại học của Singapore, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,… Các đoàn đến học tập và trải nghiệm văn hóa rất thú vị với với các chuyên đề được giảng bằng tiếng Anh, kết hợp với điền dã, tham quan.
- CÁC NHIỆM KỲ BAN CHỦ NHIỆM KHOA
1998 – 2002
- Trưởng khoa: PGS.TS Nguyễn Văn Lịch
- Phó Trưởng khoa: TS Nguyễn Văn Huệ
2002 – 2007
- Trưởng khoa: PGS.TS Nguyễn Văn Lịch
- Phó Trưởng khoa: TS Nguyễn Văn Huệ
- Phó Trưởng khoa: TS Trần Thị Minh Giới
2007 – 2012
- Trưởng khoa: PGS.TS Nguyễn Văn Huệ
- Phó Trưởng khoa: TS Trần Thị Minh Giới
- Phó Trưởng khoa: TS Nguyễn Hoàng Trung (2009-2010)
2012 – 2018
- Trưởng khoa: PGS.TS Lê Khắc Cường
- Phó Trưởng khoa: PGS.TS Trần Thủy Vịnh
- Phó Trưởng khoa: TS Huỳnh Đức Thiện
- Phó Trưởng Khoa: ThS Phan Thái Bình
2018 – 2022
- Trưởng khoa: PGS.TS Lê Giang
- Phó Trưởng khoa: TS Trần Thị Mai Nhân
- Phó Trưởng khoa: TS Nguyễn Thị Thanh Hà
3. CÁC THẾ HỆ GIẢNG VIÊN, CHUYÊN VIÊN
3.1. Thế hệ giảng viên đầu tiên
Thế hệ giảng viên đầu tiên của Khoa được tính từ thời điểm Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á được thành lập (1990) đến khi thành lập Khoa Việt Nam học (1998), gồm 27 thầy cô.
Đó là những giáo viên có mặt từ những ngày đầu thành lập Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á, gồm những giáo viên thuộc Tổ Tiếng Việt và Tổ Ngôn ngữ (Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp TP HCM): Nguyễn Thị Ngọc Hân, Lê Thị Minh Hằng, Trần Thị Minh Giới, Thạch Ngọc Minh (Tổ Tiếng Việt) và Nguyễn Văn Huệ (Tổ Ngôn ngữ). Cũng trong thời điểm thành lập, Trung tâm được bổ sung 2 giáo viên từ khoa Triết học: Nguyễn Thu Thủy và Nguyễn Vân Phổ. Sau đó, Trung tâm tiếp tục tuyển chọn đội ngũ giảng dạy từ sinh viên tốt nghiệp ở nhiều khoa khác nhau: Khoa Ngữ văn (chủ yếu là ngành Ngôn ngữ học), Khoa Tiếng Pháp, Khoa Tiếng Nga, Khoa Đông phương, v.v..
Sau những thầy cô có mặt từ những ngày đầu là các thầy cô tham gia giảng dạy hoặc cộng tác thực hiện đề tài nghiên cứu với Khoa: Đinh Lê Thư, Đặng Thái Minh, Nguyễn Long Châu, Nguyễn Thị Minh Trang, Trần Thị Kim Anh, Võ Thanh Hương, Nguyễn Hoài Thu Ba, Nguyễn Thị Hoàng Yến, Nguyễn Thị Hê, Nguyễn Hoàng Trung, Nguyễn Thị Trúc Hường, Đào Mục Đích, Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Sơn Hà, Trần Thị Tâm, Nguyễn Thị Thuỳ Trang, Huỳnh Công Hiển, Trần Thuỷ Vịnh, Lê Công Thanh Trúc, Đinh Lư Giang, Chu Thị Quỳnh Giao, Phan Trần Công, Lê Thị Hồng Minh.
Cùng với thế hệ giáo viên đầu tiên này, một số giáo viên làm việc ở các khoa khác hoặc trường khác, cũng đã tham gia giảng dạy tại Khoa Việt Nam học từ rất sớm, làm phong phú cho đội ngũ giảng viên của Khoa: Ngô Thị Đoan Thục, Lê Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Thu Thủy, Dương Thu Hương, Bùi Thị Phương Chi.
Trong 20 năm phát triển với biết bao thay đổi, các giáo viên thuộc thế hệ đầu tiên có người vẫn đang tiếp tục công tác với khoa, có thầy cô đã nghỉ hưu, có thầy cô đã chuyển sang công tác ở nơi khác. Đó là các thầy cô: Thạch Ngọc Minh, Nguyễn Anh Tuấn, Đặng Thái Minh, Nguyễn Long Châu, Nguyễn Thị Minh Trang, Nguyễn Hoài Thu Ba, Lê Công Thanh Trúc, Đinh Lư Giang, Nguyễn Hoàng Trung, Nguyễn Sơn Hà, Trần Thị Kim Anh, Đinh Lê Thư, Nguyễn Thị Thuỳ Trang, Nguyễn Văn Huệ, Trần Thị Minh Giới, Nguyễn Thị Hê, Trần Thị Tâm.
Trong số giáo viên đã chuyển công tác, có những giáo viên không thuộc thế hệ đầu tiên nhưng từng gắn bó với Khoa: Dương Thị Hải Yến, Trương Nguyễn Hoàng Yến, Lê Hoàng Ngọc Yến, Phạm Thị Liên, Phạm Thị Hồng Thanh, Nguyễn Vỹ Châu Trân, Lưu Tuấn Anh, Võ Thị Thanh Tùng, Nguyễn Thanh Mai, Bùi Thị Duyên Hà, Phạm Văn Trước, Nguyễn Thị Thanh Trúc, Trần Bảo Thanh Trúc, Lê Khắc Cường.
3.2. Thế hệ giảng viên hiện nay
Với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, với quy mô đào tạo Việt Nam học và giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài lớn nhất cả nước, Khoa Việt Nam học đã quy tụ một đội ngũ giảng viên đông đảo, đa dạng, đến từ nhiều nguồn khác nhau.
3.2.1. Thế hệ giảng viên cơ hữu
Hiện nay Khoa có 28 giảng viên cơ hữu, trong đó có 02 Phó giáo sư - Tiến sĩ (Lê Giang, Trần Thủy Vịnh); 15 tiến sĩ (Đào Mục Đích, Đinh Thị Dung, Lê Thị Mỹ Hà, Nguyễn Thị Thanh Hà, Lê Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Ngọc Hân, Huỳnh Công Hiển, Nguyễn Huỳnh Lâm, Trần Trọng Nghĩa, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Trần Thị Mai Nhân, Nguyễn Vân Phổ, Nguyễn Hoàng Phương, Nguyễn Thị Kim Phượng, Huỳnh Đức Thiện; 11 thạc sĩ (Phan Thái Bình, Phan Trần Công, Bùi Thị Duyên Hải, Nguyễn Thu Lan, Nguyễn Tuấn Nghĩa, Nguyễn Thanh Phong, Phan Thanh Tâm, Nguyễn Thanh Thủy, Trần Thị Tươi, Phạm Lê Ánh Vân, Nguyễn Thị Hoàng Yến).
Trong đó có 08 thạc sĩ đang là Nghiên cứu sinh trong và ngoài nước: Phan Thái Bình, Phan Trần Công, Bùi Thị Duyên Hải, Võ Thanh Hương, Nguyễn Thu Lan (tại Nhật Bản), Nguyễn Thanh Phong, Phan Thanh Tâm, Trần Thị Tươi.
3.3. Thế hệ giảng viên hợp đồng
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, Khoa còn ký hợp đồng đơn vị với 06 giảng viên có trình độ thạc sĩ (Võ Thị Ngọc Ân, Nguyễn Duy Đoài, Cù Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Diễm Phương, Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Thanh Truyền)
3.4. Thế hệ giảng viên thỉnh giảng
Do tính chất đặc thù của khoa (vừa đào tạo bậc cử nhân, cao học, vừa giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài) nên đội ngũ giảng viên thỉnh giảng của khoa khá phong phú.
Trước hết, đó là các giáo sư, giảng viên thỉnh giảng cho bậc cao học và đại học (chủ yếu là các chuyên đề về Văn hóa - Lịch sử - Xã hội Việt Nam): Võ Văn Sen, Nguyễn Văn Lịch, Lê Hữu Phước, Bùi Khánh Thế, Phan An, Nguyễn Nghị, Nguyễn Xuân Kính, Trần Đình Lâm, Lê Thanh Sang, Phan Ngọc Chiến, Dương Ngọc Dũng, Phan Thị Yến Tuyết, Lê Khắc Cường, Nguyễn Ngân Hoa, Bùi Thế Cường, Trần Thị Mai, Nguyễn Ngọc Chính, Trương Thị Thu Hằng, Ngô Thị Phương Lan, Trần Phi Phượng, Châu Huy Ngọc, Trần Lê Hoa Tranh, Ngô Thanh Loan, Nguyễn Duy Mộng Hà, Huỳnh Ngọc Trảng, Võ Sông Hương, Phan Anh Tú.
Đông đảo nhất là đội ngũ giáo viên thỉnh giảng toàn thời gian và bán thời gian hỗ trợ cho việc giảng dạy tiếng Việt ngắn hạn. Đội ngũ giáo viên thỉnh giảng gồm hơn 40 giáo viên, trong đó có các giáo viên làm việc từ các khoa khác trong trường, có các thầy cô đã nghỉ hưu và các giáo viên công tác ngoài trường: Lê Thị Hồng Minh, Trần Thị Hoa, Nguyễn Trúc Hường, Trần Thị Kim Anh, Bùi Thị Phương Chi, Võ Thanh Hương, Lại Thị Minh Đức, Bạch Thị Thu Hiền, Võ Sông Hương, H Thu Kễn, Nguyễn Thị Nguyên Lê, Lê Thị Hồng Liên, Trương Nữ Diệu Linh, Trần Mỹ Ngọc, Lê Thị Ánh Nguyệt, Đỗ Thị Tuyết Nhung, Lương Ngọc Khánh Phương, Lê Uyên Phương, Nguyễn Trần Quý, Lê Thị Như Quỳnh, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Trần Thị Tuyết Sương, Nguyễn Ngọc Tâm, Trần Văn Thắng, Vũ Ngọc Lan Thảo, Nguyễn Hoàng Thịnh, Đào Hoài Thu, Đào Anh Thư, Nguyễn Bảo Trâm, Lê Phương Trang, Đào Thị Bích Tuyền, Ngô Hải Uyên, Lê Đặng Thảo Uyên, Lê Quang Vinh, Phạm Hoàng Yến, Nguyễn Anh Quân, Nguyễn Thoại Linh, Hồ Thị Xuân Nga, Âu Minh Triết, Huỳnh Phượng Lynh, Trần Thị Thúy An,…
3.3. Thế hệ nhân viên, chuyên viên
Hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động đa dạng, phong phú của Khoa và công tác giảng dạy tiếng Việt của Khoa là đội ngũ chuyên viên, giáo vụ, nhân viên văn phòng. Trong số chuyên viên, nhân viên văn phòng, có những người đã gắn bó với khoa từ những ngày đầu tiên, tính đến nay cũng đã hơn 20 năm như Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Thị Phương Lý.
Đến năm 2018, đội ngũ chuyên viên, nhân viên văn phòng của Khoa có 14 người (09 cơ hữu và 5 hợp đồng): Nguyễn Văn Thành (giáo vụ phụ trách đào tạo đại học), Võ Thị Tuyết Nga (giáo vụ sau đại học), Nguyễn Thị Minh Duy (giáo vụ phụ trách công tác giảng dạy tiếng Việt ngắn hạn), Nguyễn Quốc Việt (thư ký Khoa), Nguyễn Thị Phương Lý, Nguyễn Phan Mỹ Phượng (phụ trách công tác Kế toán - Tài chính), Nguyễn Xuân Ái (điều phối viên chương trình dạy tiếng Việt cho Lãnh sự quán Mỹ), Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc (phụ trách công tác thi và cấp chứng chỉ năng lực tiếng Việt), Lê Thị Hà Giang (hỗ trợ công tác đánh giá chất lượng), Nguyễn Quang Duẩn (kỹ thuật viên) và các chuyên viên, nhân viên hỗ trợ công tác giảng dạy tiếng Việt: Chu Thị Quỳnh Giao, Vũ Phương Ly, Lý Thị Ân Phước, Nguyễn Thị Hồng Phương.
- THÀNH TÍCH ĐÀO TẠO
4.1. Đào tạo đại học
Tháng 9/2000 Khoa bắt đầu đào tạo khóa cử nhân Việt Nam học cho người nước ngoài đầu tiên. Đến nay (tháng 11/2018), Khoa đã tuyển sinh và đào tạo được 19 khóa cử nhân Việt Nam học với tổng số thí sinh trúng tuyển đầu vào là 734 sinh viên, trong đó số thí sinh trúng tuyển đó có tổng số nhập học là 658 sinh viên và số đã tốt nghiệp ra trường là 271 SV.
Ngoài việc đào tạo sinh viên chính quy theo hình thức tuyển sinh đầu vào, Khoa còn triển khai đào tạo chương trình liên kết 2+2 và 3+1 theo thỏa thuận giữa Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM và các trường đối tác. Bắt đầu từ tháng 02/2002, Khoa triển khai chương trình đào tạo 2+2 cho sinh viên khóa đầu tiên của Trường Đại học Ngoại ngữ Busan (Hàn Quốc). Đến nay Khoa đã đào tạo 18 khóa với tổng cộng 226 SV Pusan theo học chương trình 2+2, trong số đó đã có 170 SV đã được xét cấp bằng tốt nghiệp cử nhân.
Đến tháng 03/2008, Khoa bắt đầu tổ chức giảng dạy khóa đầu tiên cho SV Trường Đại học Chungwoon (Hàn Quốc) đến học chương trình 2+2 và 3+1. Đến cuối học kỳ 1 năm học 2018-2019, Khoa đã giảng dạy 15 khóa cho 120 SV ĐH Chungwoon theo chương trình 2+2 và 3+1, trong đó có 23 SV chương trình 2+2 đã được cấp bằng tốt nghiệp. Từ tháng 03/2009 đến nay, Khoa cũng đào tạo cho 17 SV Trường ĐH Youngsan (Hàn Quốc), trong đó đã có 06 SV tốt nghiệp.
Tính đến năm 2018, tổng số sinh viên theo học chương trình cử nhân hệ liên kết 2+2 và 3+1 là 360 và tổng số SV tốt nghiệp của hệ chính quy và hệ liên kết là 470 sinh viên.
Ngoài ra, các trường ĐH Cao Hùng (Đài Loan), ĐH Srinkharawirot (Thái Lan) cũng gửi sinh viên sang học một số chuyên đề cùng sinh viên hệ chính quy của Khoa.
Hiện nay, chương trình đào tạo Cử nhân Việt Nam học từ xa qua mạng của Khoa đang được triển khai, dự kiến sẽ khai giảng khóa đầu tiên vào năm 2019.
Nhằm giúp sinh viên hiểu hơn về cuộc sống, con người và văn hóa Việt Nam cũng như nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Việt, từ năm 2007, Khoa tổ chức các chuyến thực tập thực tế cho sinh viên ở các địa phương. Tính đến nay, Khoa đã tổ chức được 12 đợt, ở Hội An; Quảng Nam; cù lao An Bình, huyện Long Hồ, Vĩnh Long; thành phố Huế; một số địa phương thuộc huyện An Nhơn tỉnh Bình Định; tỉnh Phú Yên; tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Ninh Thuận; thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang; thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang,…
4.2. Đào tạo sau đại học
Năm 2009, Khoa Việt Nam học đào tạo khóa đầu tiên bậc cao học chuyên ngành Việt Nam học. Khóa 1 có 7 học viên trúng tuyển. Tính đến nay Khoa đã đào tạo được 19 khóa với 98 học viên, trong đó 15% là người nước ngoài. 50 học viên những khóa đầu tiên đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học. Trong đó có 80 học viên đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, hơn 30 học viên vẫn còn trong thời gian theo học các môn học trong chương trình đào tạo, các học viên còn lại đang trong thời gian hoàn thành luận văn. Đào tạo Cao học VNH có nhiều học viên đến từ các quốc gia khác nhau, trong đó có 22 học viên quốc tịch Hàn Quốc, 5 Nhật Bản, 4 Đài Loan, 2 Thái Lan và 2 Mỹ.
4.3. Giảng dạy tiếng Việt ngắn hạn
Từ những ngày đầu mới thành lập đến nay, công tác giảng dạy tiếng Việt luôn được xem là một nhiệm vụ quan trọng tại khoa, bên cạnh việc đào tạo bậc cử nhân và thạc sĩ. Thực tế cho thấy, hoạt động này đã và đang diễn ra vô cùng sôi nổi và có nhiều khởi sắc. Sự khởi sắc ấy không chỉ nằm ở số lượng học viên tìm đến khoa ngày càng đông mà còn ở các chương trình liên kết với các trường đại học, các tổ chức nước ngoài ngày càng được mở rộng; vị thế và uy tín đào tạo của khoa vì thế được nâng cao trên trường quốc tế.
Trong hai mươi năm qua, Khoa Việt Nam học đã trở thành điểm đến đáng tin cậy của nhiều sinh viên, học viên, du khách có nhu cầu học tiếng Việt và những vấn đề liên quan đến Việt Nam học. Tổng số học viên đăng kí học tại khoa từ năm 1998 đến tháng 10/2018 là 29.418 người; số lượt đăng kí là 58.850 lượt. Số lượng học viên học tiếng Việt mỗi năm có sự biến động theo tình hình phát triển kinh tế của thế giới, nhưng về cơ bản, con số đó có sự tăng dần và tăng mạnh từ năm 2012 đến 2018 (Biểu đồ 1, 2). Đó là một thành công rất đáng tự hào của tập thể cán bộ, giảng viên, nhân viên Khoa Việt Nam học.
Học viên theo học tại khoa đến từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp nơi trên thế giới: châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Úc; trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với 9.363 học viên, tiếp đó là Nhật với 1.871 học viên, Mỹ với 1.185 và Pháp với 748. Nhiều tổ chức, lãnh sự quán cũng chọn Khoa làm đơn vị đào tạo tiếng Việt và các vấn đề liên quan đến văn hóa, lịch sử, hiến pháp, pháp luật Việt Nam như: Lãnh sự quán Hoa Kỳ, Lãnh sự quán Hàn Quốc, các tổ chức KOTRA, KOICA, các tập đoàn SAMSUNG, LG,...
Số lượng học viên nước ngoài học tiếng Việt tại Khoa Việt Nam học từ 1998-2007
|
1998 |
1999 |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
2006 |
2007 |
Số lượng |
600 |
647 |
592 |
591 |
822 |
1111 |
1009 |
1097 |
1059 |
1683 |
Số lượt |
885 |
958 |
879 |
933 |
1180 |
1410 |
1719 |
2239 |
3060 |
4087 |
Biểu đồ 1: Số lượng và số lượt học viên học tiếng Việt tại Khoa Việt Nam học giai đoạn 1998-2007
(Nguồn: Hồng Phương)
Số lượng học viên nước ngoài học tiếng việt tại Khoa Việt Nam học từ 2008-2018
|
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
10/2018 |
Số lượng |
1876 |
1629 |
1734 |
1655 |
1656 |
1786 |
1798 |
1836 |
2008 |
2064 |
2164 |
Số lượt |
3872 |
2910 |
2064 |
2959 |
2870 |
3460 |
3633 |
4190 |
4718 |
5113 |
5711 |
Biểu đồ 2: Số lượng và số lượt học viên học tiếng Việt tại khoa Việt Nam học giai đoạn 2008-2018
(Nguồn: Hồng Phương)
Chương trình hợp tác giữa Khoa với các trường đại học nước ngoài cũng ngày càng được mở rộng, nâng tổng số lên 39 trường, tính đến năm 2018. Tiêu biểu có thể kể đến các trường: Đại học Ngoại ngữ Tokyo, Đại học Aoyama Gakuin, Đại học Meiji, Đại học Kansai Gaidai, Đại học Kokushikan, Đại học Kanda, Đại học Kobe, Đại học Daito Bunka (Nhật Bản); Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Ngoại ngữ Busan, Đại học Gyeong Sang, Đại học Chungwoon, Đại học Myongji (Hàn Quốc); Đại học Paris Diderot, Viện ngôn ngữ và văn minh phương Đông - INALCO (Pháp); Đại học Masaryk, Đại học Charles, Đại học West Bohemia (Cộng hòa Séc); Đại học Quốc gia Chinan, Đại học Quốc gia Thành Công, Đại học cao Hùng, Đại học Chihlee (Đài Loan), v.v.. Ngoài ra, Khoa còn hợp tác với các trung tâm/tổ chức nước ngoài khác như: Văn phòng Quốc hội Việt Nam-Campuchia (2011), Trung tâm Giáo dục Đa văn hóa (thuộc Trường Đại học Ngoại Ngữ Hàn Quốc, 2018); Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ thương mại quốc tế, Đài Loan (2016-2019), Viện Thương mại Quốc tế TAITRA, Đài Loan,...
Với những thành tựu đã đạt được trong suốt hai mươi năm qua, Khoa Việt Nam học, đã góp phần tích cực trong việc đưa tiếng Việt đến gần hơn với bạn bè trên thế giới. Tiếng Việt đã trở thành một ngoại ngữ được giảng dạy ở khá nhiều trường đại học và trung học nước ngoài. Tháng 5 năm 2013, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã chính thức công nhận tiếng Việt là 1 trong 9 ngoại ngữ trong kỳ tuyển sinh đại học tại quốc gia này (cùng với tiếng Anh, Đức, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Tây Ban Nha và Ả Rập). Hiện nay, nhiều trường đại học ở Hàn Quốc đã có khoa tiếng Việt; ở bậc phổ thông, Trường Trung học Ngoại ngữ Chungnam cũng đã thành lập Khoa Tiếng Việt vào năm 2000. Tại Đài Loan, Bộ Giáo dục cho biết bắt đầu từ năm 2018, bảy ngôn ngữ Đông Nam Á trong đó có tiếng Việt, sẽ là môn học chính thức trong các trường tiểu học ở đây.
Với vai trò là một trong ba mũi nhọn, cùng với đào tạo cử nhân và thạc sĩ Việt Nam học, công tác giảng dạy tiếng Việt đã và đang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đặt ra, góp phần đưa Khoa Việt Nam học ngày càng phát triển và hứa hẹn sẽ tạo ra những bước đột phá trong tương lai.
4.4. Tổ chức khóa Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếng Việt
Để đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn của đông đảo giáo viên đang tham gia giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, năm 2016, Khoa đã tổ chức khóa học Phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. Khóa học cung cấp những kiến thức nền về các đặc điểm của tiếng Việt, các phương pháp dạy các kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết cho người nước ngoài.
Đến nay, Khoa Việt Nam học đã tổ chức thành công 07 khóa với số lượng 178 học viên. Nhiều đơn vị đã cử giáo viên đến học như: Trường Đại học An ninh, Trường Dự bị Đại học, Đại học Đồng Nai,… Trong đó, khóa 6 được tổ chức tại Huế dành cho cán bộ giảng viên Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Ngoại ngữ Huế. Tháng 10 năm 2018, Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Việt Nam học đã điều chỉnh chương trình giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế, giúp học viên có nhiều cơ hội thực hành giảng dạy tiếng Việt.
Hiện tại, Khoa đang tiến hành các thủ tục để đi đến ký kết thỏa thuận hợp tác về tổ chức lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếng Việt tại trường Đại học Chihlee, Đài Loan vào mùa hè năm 2019.
4.5. Tổ chức thi và cấp chứng chỉ năng lực tiếng Việt
Một trong những thành tựu mà Khoa Việt Nam học đạt được trong suốt hai mươi năm qua đó là việc mở các lớp ôn thi và tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài. Ngay từ khi thành lập, khoa đã tổ chức các kỳ thi cấp chứng chỉ tiếng Việt theo 3 cấp độ: Sơ cấp, Trung cấp, Nâng cao, tương ứng với trình độ A, B, C.
Để các kỳ thi được khách quan và đạt kết quả cao Khoa Việt Nam học đã không ngừng đổi mới trong công tác soạn đề, tổ chức thi và chấm thi. Đặc biệt, từ tháng 10/2014, Khoa đã áp dụng hình thức thi online thay cho hình thức thi truyền thống đối với ba kỹ năng: Từ vựng – Ngữ pháp, Nghe, Đọc hiểu. Hai kỹ năng còn lại, Viết và Vấn đáp sẽ được chuyển dần sang hình thức online.
Từ tháng 02 năm 2017 đến nay, thực hiện Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT về việc Ban hành khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài và Định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài theo Quyết định số 2097/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 06 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo và chỉ đạo của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Việt Nam học đã thay đổi cấp độ đánh giá năng lực tiếng Việt và định dạng đề thi năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài theo khung năng lực có 6 cấp độ: Sơ cấp 1 - 2, Trung cấp 1 - 2, Nâng cao 1 - 2 tương ứng với khung tham chiếu châu Âu là A1, A2, B1, B2, C1, C2.
Trung bình mỗi năm, Khoa tổ chức 6 kỳ thi (2 tháng 1 kỳ), số thí sinh dự thi trung bình mỗi kỳ là 80 thí sinh. Đặc biệt, từ tháng 10/2014, Khoa đã áp dụng hình thức thi online thay cho hình thức thi truyền thống đối với ba kỹ năng: Từ vựng - Ngữ pháp, Nghe, Đọc hiểu. Hai kỹ năng còn lại, Viết và Vấn đáp sẽ được chuyển dần sang hình thức online.
Bên cạnh đó, Khoa Việt Nam học đã chính thức ký thỏa thuận hợp tác tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Việt với 04 đơn vị: Trường Đại học Ngoại ngữ Busan (Hàn Quốc), Trường Đại học Dayeh Đài Loan, Hiệp hội phát triển ngoại thương ITI Đài Loan, Trường Đại học Chihlee, Đài Loan. Trong đó, Trường Đại học Ngoại ngữ Busan là đơn vị đã hợp tác từ năm 2014 và tính đến tháng 10/2018 đã có 23 kỳ thi với 226 thí sinh đăng ký dự thi, được tổ chức cùng thời điểm các kỳ thi tại Việt Nam. Khoa Tiếng Việt của trường cũng cho phép sinh viên ngành Tiếng Việt có thể nộp chứng chỉ do Trường ĐHKHXH&NV cấp thay cho việc thi tốt nghiệp.
Tính đến thời điểm này, Khoa Việt Nam học đã tổ chức hơn 200 kỳ thi trong và ngoài nước với số lượng gần 6000 thí sinh đăng ký dự thi. Trong 05 năm đầu tiên, mỗi năm chỉ có khoảng 100 thí sinh; số lượng này tăng dần qua từng năm, từ năm 2016 đến nay có hơn 650 thí sinh đăng ký dự thi mỗi năm. Chứng chỉ tiếng Việt do Trường ĐH KHXH&NV cấp không chỉ là chứng nhận cho kết quả học tập của học viên mà còn là một trong những điều kiện để người nước ngoài học tập hoặc tham gia tuyển dụng làm việc tại các công ty, xí nghiệp có vốn nước ngoài/liên doanh tại TPHCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu,…
- THÀNH TÍCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo, Khoa Việt Nam học rất coi trọng công tác nghiên cứu khoa học. Khoa đã có những chủ trương nhằm khuyến khích giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học. So với những khoa khác trong trường, Khoa Việt Nam học chưa có những thành tích cao trong nghiên cứu khoa học nhưng cũng đạt được những thành tựu nhất định. Trong 5 năm trở lại đây (2013-2018), số lượng bài viết của giảng viên Khoa Việt Nam học đăng trên các tạp chí, các hội thảo trong nước và quốc tế tăng lên đáng kể (tính đến tháng 11/2018, giảng viên Khoa đã viết được 340 bài nghiên cứu). Hoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa tập trung vào những nhiệm vụ sau:
5.1. Chủ trì, tham gia các đề tài khoa học
Để phục vụ đắc lực cho công tác giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt, trong năm qua, các đề tài nghiên cứu khoa học của Khoa Việt Nam học tập trung vào hai mảng chính: nghiên cứu Việt Nam học và tiếng Việt, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn. Trong đó, kết quả nghiên cứu của một số đề tài cấp Bộ, cấp ĐHQG đã được xuất bản và đưa vào sử dụng: Từ điển Ngữ pháp tiếng Việt cơ bản (đề tài cấp Bộ, năm 1999-2001, Nguyễn Văn Huệ chủ nhiệm đề tài, Nguyễn Thị Ngọc Hân, Lê Thị Minh Hằng, Nguyễn Vân Phổ, Trần Thủy Vịnh thành viên); Tiếng Việt và nhân tố con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (đề tài cấp Bộ, năm 2000, GS.TS Bùi Khánh Thế chủ nhiệm, TS Nguyễn Thị Ngọc Hân thành viên); Mấy vấn đề tiếng Việt hiện đại (đề tài cấp Bộ, năm 2001, GS.TS Bùi Khánh Thế chủ nhiệm, TS Nguyễn Vân Phổ thành viên); Từ Điển báo chí Anh – Việt (đề tài cấp ĐHQG, 2003-2005, PGS.TS Lê Khắc Cường chủ nhiệm, PGS.TS Trần Thủy Vịnh thành viên); Xây dựng từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học giải thích và đối chiếu Anh – Việt (đề tài ĐHQG, 2011-2013, PGS.TS Trần Thủy Vịnh chủ nhiệm, PGS.TS Lê Khắc Cường thành viên); Những vấn đề văn hóa – xã hội của cư dân vùng biển Nam Bộ (đề tài cấp trọng điểm của ĐHQG TPHCM, PGS.TS.Phan Thị Yến Tuyết chủ nhiệm),…
5.2. Biên soạn giáo trình và xuất bản các ấn phẩm khoa học
Tính đến nay, giảng viên Khoa Việt Nam học đã xuất bản hơn 25 giáo trình, tài liệu tham khảo, chưa kể những tác phẩm in chung. Ngoài bộ Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài gồm 5 quyển do nhóm tác giả Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), Trần Thị Minh Giới, Nguyễn Thị Ngọc Hân, Thạch Ngọc Minh biên soạn đã được xuất bản lần đầu tiên năm 2000, (lần tái bản mới nhất năm 2018), được giáo viên và học viên trong nước cũng như nước ngoài đánh giá cao, Khoa Việt Nam học còn biên soạn nhiều giáo trình khác phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của khoa, tiêu biểu là: Giáo trình tiếng Việt Trung cấp Nói (2017), Trần Thị Minh Giới và Trần Thủy Vịnh đồng chủ biên, NXB Đại học Quốc gia TP HCM; Giáo trình tiếng Việt Nâng cao Đọc (2017), Tiếng Việt học thuật Đọc (2018), Nguyễn Thanh Phong, NXB Đại học Quốc gia TP HCM; Giáo trình tiếng Việt trung cấp Nghe (2017), Bùi Thị Phương Chi, Dương Thị Thu Hương, Nguyễn Vân Phổ, NXB Đại học Quốc gia TP HCM; Giáo trình tiếng Việt thương mại (2017), Bùi Thị Phương Chi, NXB Đại học Quốc gia TP HCM; Tiếng Việt trung cấp Đọc (2017), Huỳnh Công Hiển, NXB Đại học Quốc gia TP HCM,...
Ngoài ra, biên soạn sách tham khảo cũng là thế mạnh của Khoa. Hiện nay, Khoa có những tài liệu tham khảo phục vụ hiệu quả cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu: Hiện tượng mơ hồ trong tiếng Việt và tiếng Anh (2008), Trần Thủy Vịnh, NXB Đại học Quốc gia TP HCM; Ngữ pháp, ngữ nghĩa vị từ nói năng tiếng Việt (2011), Ngữ pháp tiếng Việt - Ngữ đoạn và từ loại (2018), Nguyễn Vân Phổ, NXB Đại học Quốc gia TP HCM; Tiếng Việt – Một ngoại ngữ - I & II (2013), Huỳnh Công Hiển (viết chung), Busan University of Foreign Studies Press; Phong cách học thực hành tiếng Việt (2014), Lê Thị Minh Hằng, NXB Đại học Quốc gia TP HCM; Luyện viết đúng từ và câu (2014), Nguyễn Thị Ngọc Hân, NXB Đại học Quốc gia TP HCM; Đời sống Xã hội - Kinh tế - Văn hóa của ngư dân và cư dân vùng biển Nam Bộ (2014), Phan Thị Yến Tuyết, NXB ĐHQG TP HCM; Những đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam trong 15 năm cuối thế kỉ XX (2014), Trần Thị Mai Nhân, NXB Giáo dục Việt Nam; Luyện đọc truyện ngắn (2014), Nguyễn Thị Hoàng Yến, Trần Thị Tâm, NXB Giáo dục Việt Nam,…
5.3. Tổ chức/đồng tổ chức các hội thảo trong nước và quốc tế
Từ 2004 đến 2018, Khoa đã tổ chức được 12 hội thảo cấp khoa, liên khoa, liên trường và hội thảo quốc tế về nghiên cứu - giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt, trong đó, có 3 hội thảo quốc tế được tổ chức vào các năm 2008, 2015 và 2017, quy tụ nhiều giảng viên, nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế tham gia:
1) Hội thảo Giảng dạy tiếng Việt - Những vấn đề đề lý luận thực tiễn, được tổ chức ở Phan Rang, Ninh Thuận, năm 2008, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2) Hội thảo Giảng dạy, nghiên cứu Việt Nam học và tiếng Việt - Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn, được tổ chức ở Vũng Tàu, năm 2015, NXB Đại học Quốc gia, TP HCM.
3) Hội thảo Nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học, lần III, được tổ chức Vũng Tàu, năm 2017, NXB Đại học Quốc gia TP HCM
Tất cả kỷ yếu của các hội thảo đều đã được xuất bản ở các nhà xuất bản có uy tín: NXB Đại học Quốc gia TP HCM, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,… Trong đó, số lượng bài nghiên cứu của các giảng viên trong Khoa chiếm số lượng lớn với hơn 254 bài.
- KHEN THƯỞNG
Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ giảng viên cùng với sự lãnh đạo của Ban Chủ nhiệm Khoa qua các nhiệm kỳ, trong 20 năm qua, Khoa Việt Nam học đã đạt được những thành tựu đáng kể, đã nhận được nhiều bằng khen và danh hiệu cao quý: bằng khen đạt thành tích Xuất sắc trong công tác giáo dục – đào tạo, bằng khen Tập thể Lao động xuất sắc của GĐ ĐHQG-HCM (các năm từ 2000 đến 2017), Bằng khen Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT (2009-2010, 2016-2017), nhiều năm liền Khoa được nhận bằng khen Xuất sắc trong hoạt động công đoàn của BCH Công đoàn Giáo dục VN và BCH Công đoàn ĐHQG-HCM, BCH Công đoàn Trường ĐH KHXH&NV,...
Đặc biệt, năm 2012, với thành tích hoàn thành tốt công tác đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn AUN-QA, Khoa Việt Nam học đã được nhận bằng khen của Giám đốc ĐHQG-HCM và bằng khen Đạt thành tích trong công tác từ NH 2010-2011 đến NH 2012-2013 góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc của Thủ tướng Chính phủ, năm 2013.