Văn hóa - Văn học Việt Nam
- Chi tiết
- Văn hóa - Văn học Việt Nam
- Lượt xem: 545
Đây là câu chuyện về một trong các vật phẩm văn hóa quan trọng nhất của lịch sử loài người: sách. Câu chuyện kể về sự tiến hóa của chúng trong sự song hành với tiến hóa của lịch sử nhân loại. Trong sự tương tác đó, không chỉ có việc con người tạo ra các loại thư tịch mà bản thân sự tiến hóa của sách cũng tham gia thúc đẩy những đổi thay của xã hội loài người.
- Chi tiết
- Văn hóa - Văn học Việt Nam
- Lượt xem: 666
Quê Việt
Vác-sa-va, 3/2021
Mới đây, trong lời giới thiệu „Các nhà ngữ văn Ba Lan xuất sắc là người nước ngoài đóng góp tuyệt vời vào việc quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Ba Lan trên thế giới” (Chuyên mục „Cùng tiếng Ba Lan đi vào thế giới” - Đài phát thanh Quốc gia Ba Lan) đã nêu tên 5 người tiêu biểu, trong đó có dịch giả văn học Ba Lan tại Việt Nam, giáo sư Nguyễn Chí Thuật. Danh sách những người được nêu tên gồm:
- Chi tiết
- Văn hóa - Văn học Việt Nam
- Lượt xem: 464
Mai Anh Tuấn
Mùa xuân, chính xác là ngày 17 tháng 2 năm 1934, Nguyễn Văn Huyên, lúc bấy giờ mới 29 tuổi, đã bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ ở Đại học Sorbonne. Rất nhanh chóng, luận án của chàng trai Hà Nội được công bố thành sách, "Hát đối của nam nữ thanh niên ở Việt Nam", và giới khoa học châu Âu, chủ yếu là Pháp, từ đây đã có thêm một tham khảo hữu ích khi tìm biết về xứ sở mà tri nhận chung của họ vẫn chưa phải kĩ lưỡng.
- Chi tiết
- Văn hóa - Văn học Việt Nam
- Lượt xem: 906
Đoàn Lê Giang
PGS.TS., Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM.
Từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nhập khẩu bằng đường tàu buôn vào Nhật Bản năm 1754, 9 năm sau, năm 1763 Nishida Korenori đã dịch ra tiếng Nhật thành cuốn Thông tục Kim Kiều truyện. Rồi từ Thông tục Kim Kiều truyện, Kyokutei Bakin 曲亭馬琴 (1767-1848), nhà văn của thể loại Yomihon (độc bản, truyện có kèm theo tranh) rất nổi tiếng thời Edo, phóng tác thành Phong tục Kim ngư truyện 風俗金魚傳vào khoảng năm 1828 – 1829 và cho xuất bản một năm sau đó: năm 1829 – 1830.
- Chi tiết
- Văn hóa - Văn học Việt Nam
- Lượt xem: 515
Elena Pucillo Truong
(Nguyên tác tiếng Ý : Il fascino misterioso di Hanoi)
Cứ mỗi lần đặt chân đến một thành phố lạ là lòng tôi xúc động và có cảm tưởng như mình là một nhà thám hiểm đang đi tìm những phế tích để khám phá một nền văn minh bí ẩn bị chôn vùi.
Đầu thập niên 1990 tôi được đến Hà Nội lần đầu để làm một nghiên cứu cho viện đại học Milano và tôi đã bị mê hoặc ngay bởi cái không gian bí ẩn của cố đô này. Có thể do cái lớp sương mù mỏng manh vào sáng sớm hay những chuyển động phơ phất của hàng liễu rũ bên bờ hồ Gươm hoặc những chiếc cầu vòng xuất hiện sau cơn mưa tầm tã và những tia nắng bắt đầu xuất hiện, đang chiếu qua những vòng cung của đền Ngọc Sơn và chiếc cầu Thê Húc sơn màu đỏ… Nhưng chắc chắn là tất cả những điều ấy đã cho tôi cái ấn tượng Hà Nội là một thành phố đầy quyến rũ và bí ẩn.
- Chi tiết
- Văn hóa - Văn học Việt Nam
- Lượt xem: 565
Vũ Hiệp
Quá trình di cư và định cư, sự thích ứng với thổ nhưỡng và môi trường sinh thái, những biến cố và lựa chọn lịch sử, di truyền sinh học và văn hóa... đã tạo nên những đặc tính nghệ thuật khác nhau được lưu truyền ở các dân tộc. Hiện tượng đó có thể gọi là Mã gien nghệ thuật.
- Chi tiết
- Văn hóa - Văn học Việt Nam
- Lượt xem: 551
- Chi tiết
- Văn hóa - Văn học Việt Nam
- Lượt xem: 709
Nguyễn Du và Truyện Kiều là hiện tượng văn học, văn hóa có ý nghĩa đặc biệt, hàm chứa giá trị bất tận ở mọi thời đại, mọi không gian. Nhân kỉ niệm 200 năm năm mất của Đại thi hào Nguyễn Du (1820-2020), Viện Văn học tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia Nguyễn Du - Truyện Kiều qua văn bản và các liên văn bản văn chương, nghệ thuật.